Tiếng đồn An Thái, Bình Khê
Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo
Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Dị bản
Nhà giàu đứt tay, ăn mày sổ ruột
Bà chúa phải gai bằng thuyền chài sổ ruột.
-
Còn duyên đóng cửa kén chồng
-
Một điều nhịn, chín điều lành
Một điều nhịn, chín điều lành
-
Ăn xin cho đáng ăn xin
Dị bản
-
Ân cha nghĩa mẹ chưa đền
Dị bản
Công cha nghĩa mẹ ai đền
Mà em ông áo ôm mền theo anh?
-
Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời
Khôn chẳng qua lẽ,
Khỏe chẳng qua lờiDị bản
Khôn không qua lẽ,
Khỏe không qua phép
-
Nhọc nhằn chẳng muốn ăn khoai
-
Ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng
-
Quen mui thấy mùi ăn mãi
Dị bản
Quen mui biết mùi ăn mãi
-
Nửa đêm ân ái cùng chồng
-
Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt
-
Có ăn nhạt mới thương đến mèo
Dị bản
Ăn nhạt mới biết thương mèo
-
Ăn cướp cơm chim
-
Đi đâu mà chẳng ăn de
-
Em nay là gái chưa chồng
-
Ngộ bất cập mới gặp em đây
Ngộ bất cập mới gặp em đây
Hỏi thăm quê quán, tổng làng ở đâu
Nhà em nhà ngói hay nhà lá
Tán lá hay tán cây
Đệ huynh có mấy, tuổi nàng bao nhiêu?
– Thấy anh muốn rõ, để em phân tỏ anh tường
Châu Đốc em nương ngụ, Cây Gòn em ở yên
Nhà em nhà lá chống tán lá, tán cây
Phụ mẫu em song toàn, em đây vốn thiệt hết lòng
Tuổi chừng trăng tỏ, chỉ hồng chưa nơi -
Ăn không ngon, ngủ không yên
Ăn không ngon, ngủ không yên
-
Tri Tôn, Châu Đốc rất gần
-
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Mình đừng sầu muộn ốm đau
Bây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồng
Chú thích
-
- Bình Khê
- Tên cũ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Đổ giàn
- Một lễ hội truyền thống được tổ chức vào rằm tháng 7 hằng năm tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giàn là một cái đàn cúng cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ, trên đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một chú heo quay. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, những toán võ sĩ và những người khỏe mạnh đại diện cho các làng tiến vào, sẵn sàng trong tư thế lao lên, vác heo quay, sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang chú heo quay chạy về địa điểm an toàn đã định. Để giật được chú heo, các toán tranh tài cũng đã có sự phân công người trước, người sau, người bảo vệ, người "cản địa" để ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay... Đây là một lễ hội có ý nghĩa đề cao tinh thần thượng võ của đất Tây Sơn - Bình Định.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Bù nhìn
- Hình người giả, thường làm bằng rơm, mặc áo tơi, đội nón, được đặt giữa ruộng để dọa đuổi chim chóc. Những chính khách hoặc chính quyền chỉ có hư danh chứ không có thực quyền cũng gọi là bù nhìn.
-
- Ăn đong
- Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nồi bộng
- Nồi đất cỡ to, miệng rộng (phương ngữ).
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Gấc
- Loại cây dây leo cho quả khi chín có màu cam đỏ đặc trưng, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Quen mui
- Đã làm, đã hưởng một đôi lần, thấy dễ dàng và có lợi nên lại muốn làm nữa, hưởng nữa. Mui do đọc trạnh từ mùi.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Có ăn nhạt mới thương đến mèo
- Mèo thường ăn nhạt. Người ta nếu có lúc phải ăn nhạt thì thấy thức ăn vô vị, mất ngon, không muốn ăn. Lúc ấy, người ta mới nghĩ thương con mèo suốt đời phải ăn nhạt. Nghĩa bóng câu này muốn nói: mình có nếm qua sự thiếu thốn nghèo khổ, thì mới biết thương người nghèo khổ thiếu thốn.
-
- Ăn cướp cơm chim
- Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Phần ăn của con chim chỉ nhờ vào mấy hạt cơm rơi của người, không đáng gì mà còn nỡ ăn cướp của nó, khiến mình cũng chẳng no mà nó thì chết đói. Câu này ý nói: Ăn cướp cả cái nhỏ nhặt nhất của kẻ hèn yếu.
-
- Ăn de
- Ăn nhín, ăn dè.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ngộ bất cập
- Thình lình mà gặp, gặp chuyện không tính trước.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Huynh đệ
- Anh em (từ Hán Việt). Cũng có thể hiểu là anh chị em nói chung.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Cây Gòn
- Tên một ấp thuộc xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây cũng là tên dân ta thường gọi một khu vực giáp với thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), thuộc xã Boreycholsa, huyện Boreycholsa, tỉnh Takeo, Campuchia.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Tri Tôn
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Tại đây có thắng cảnh đồi Tức Dụp, di tích chùa Xà Tón, và nhất là nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra.