Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Khi nào Bến Thủy hết dầu
-
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
-
Lúc hui lui húc trong nhà
Lúc hui lui húc trong nhà
Ăn bốc ăn hốt ú na ú nần. -
Không chồng ăn bữa nồi năm
-
Từ ngày em về nhà này
Từ ngày em về nhà này
Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư
Đi chợ ăn những quà trừ
Đi tắm mất váy khư khư chạy về
Nấu cơm trên sống dưới khê
Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa
Bữa ăn nồi bảy nồi ba
Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào
Rửa bát ngủ gật cầu ao
Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu
Ăn nói cảu nhảu càu nhàu
Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai
Việc ăn em chẳng kém ai
Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ
Việc làm chểnh mảng thờ ơ
Lại thêm một chút làm thơ với chồng. -
Con chim ham ăn còn mắc cái tròng
Con chim ham ăn còn mắc cái tròng
Người mà tham của sao khỏi mắc vòng gian nan -
Sinh con mới ra thân người
Sinh con mới ra thân người
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no -
Cô kia bánh đúc bẻ ba
Dị bản
Em còn bánh đúc bẻ ba
Mắm tôm quệt ngược, cửa nhà anh tan
-
Non non, nước nước khơi chừng
-
Ðèo treo ngọn ái
Ðèo treo ngọn ái
Nước xoáy gò ân
Em thương anh thì xích lại cho gần
Kẻo mai xa vắng, hai đứa thầm nhớ thương -
Học gì mà học
-
Học trò cao cẳng dài giò
Học trò cao cẳng dài giò
Chân đi ngoài ngõ, miệng thò trong mâmDị bản
-
Học trò, học trỏ, học tro
Học trò, học trỏ, học tro
Chưa xong ba chữ đã lo vét nồi -
Đàn bà yếu chân mềm tay
-
Lạy trời cho cả gió nồm
-
Ăn thì chị để phần tôi
Ăn thì chị để phần tôi
Làm thì phần chị chứ tôi không làm -
Làm thì so chẳng bằng ai
Làm thì so chẳng bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong nhàDị bản
Làm thì chẳng muốn bằng ai
Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong làng
-
Ăn có nơi, chơi có chốn
Ăn có nơi
Chơi có chốn -
Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
Chú thích
-
- Ăn trầu gẫm
- Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
-
- Bến Thủy
- Một địa danh thuộc tỉnh Nghệ An, nay là tên một phường thuộc thành phố Vinh.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Nồi năm, nồi mười
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi năm nấu được năm lon gạo, nồi mười nấu được mười lon.
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cháo hoa
- Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Cháy
- Phần cơm bị cháy sém do nấu quá lửa, thường là phần ở dưới đáy nồi. Cơm cháy vẫn được dân ta tận dụng để ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món. Cơm cháy còn được dùng làm vị thuốc.
-
- Trọt
- Cũng gọi là dọt, mảnh đất phía trước hiên nhà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Trường án
- Cái bàn dài, thường là bàn làm việc trong văn phòng của quan chức.
-
- Tham biện
- Cũng gọi là tham tá, một chức quan cao cấp dưới thời Pháp thuộc, chuyên về công việc hành chính.
-
- Câu ca dao này được cho là nói về Cậu Hai Miêng (Huỳnh Công Miêng, con trai cả của Huỳnh Công Tấn) với quan tham biện người Pháp. Trái với người cha bị ghét bỏ vì là chó săn cho Pháp, Hai Miêng được người dân Nam Bộ yêu mến vì tính tình phóng khoáng, thích làm việc nghĩa, ghét cường hào ác bá.