Sức dài vai rộng
Tìm kiếm "Rồng mây"
-
-
Mênh mông sông rộng cồn dài
-
Trời cao đất rộng thênh thênh
Trời cao đất rộng thênh thênh
Công danh phú quý còn dành cho ta
Có công mài sắt, diệt tà
Gặp thời lộc sẽ vào ra dồi dào
Công của cũng chẳng là bao
Ra tay tháo vát, thế nào cũng nên -
Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền
Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền,
Đất trời còn đó, em giữ tuyền thủy chung -
Hò chơi hồ rộng hoa rơi
-
Một bên quần rộng áo dài
-
Làm người trông rộng nghe xa
Làm người trông rộng nghe xa
Biết luận biết lí mới là người khôn -
Những người miệng rộng răng thưa
-
Chết nơi biển rộng sông sâu
Chết nơi biển rộng sông sâu
Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng -
Bao giờ đá nổi rong chìm
Bao giờ đá nổi rong chìm,
Muối chua chanh mặn mới tìm đặng em -
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Dị bản
-
Đồng Nai có bốn rồng vàng
-
Đầu khom lưng khúc rồng
-
Anh thì quần áo rong chơi
Anh thì quần áo rong chơi
Ðể em đi cấy mồ hôi ướt đầm -
Đêm khuya nước mắt ròng ròng
-
Em tham nơi quần rộng áo dài
-
Châu sa nước mắt ròng ròng
-
Vĩnh Long có cặp rồng vàng
-
Trâu ho bằng bò rống
Trâu ho bằng bò rống
-
Quê em có núi Xương Rồng
Chú thích
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phô
- Nói (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cẩm lai
- Một loại cây cao, tán rộng, cho gỗ rất cứng. Gỗ cẩm lai là một loại gỗ quý, được khai thác để làm nhà cửa, bàn ghế, đồ thủ công mĩ nghệ...
-
- Rộng thình
- Rộng quá mức cần thiết, thường có hàm ý chê (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi
- Câu ca dao này nhắc đến đến bốn danh nhân nổi tiếng của đất Đồng Nai thời xưa, nhân dân ca tụng và gọi họ là bốn con rồng. Trong đó:
Nghĩa: Có thể là Bùi Hữu Nghĩa, nhà thơ và nhà soạn tuồng ở đất Nam bộ, từng làm quan dưới triều nhà Nguyễn ngày trước. Năm 1835, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Gia Định và từ đó được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Bùi Hữu Nghĩa là một người liêm chính nên không được lòng quan trên, cũng bởi vì điều này mà đường công danh của ông gặp khá nhiều bất trắc. Ông là một người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng, khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai là không biết đến tài năng của Bùi Hữu Nghĩa. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
Trong một ý kiến khác, học giả Vương Hồng Sển cho rằng Nghĩa ở đây có thể là Trịnh Hoài Nghĩa, hậu duệ của Trịnh Hoài Đức, là một thầy dạy chữ Nho và rất giỏi về thi phú. Ông có để lại một vế đối mà chưa có ai đối được: "Hạng Võ khóc Ngu Cơ, ngơ cu Hạng Võ".Sang: Cũng theo học giả Vương Hồng Sển, Sang có thể là Phụng Hoàng San, một soạn giả cổ nhạc nổi tiếng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của tập "Bản đờn tranh & bài ca", gồm bản đờn của 11 điệu và lời của 24 bài hát.
Lộc và Lễ: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào giải đáp về thân thế của hai người này.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Vĩnh Long
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.
-
- Bùi Hữu Nghĩa
- (1807 - 1872), trước có tên là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi; từng làm quan nhà Nguyễn, đồng thời là nhà thơ và là nhà soạn tuồng của Việt Nam.
Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới, nghèo nhưng ham học. Năm 1835, ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương nên còn được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Là người liêm chính nên Bùi Hữu Nghĩa không được lòng quan trên, và vì vậy đường công danh gặp nhiều bất trắc. Ông là người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng hát bội. Khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai không biết đến tài năng của ông. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
-
- Phan Thanh Giản
- (1796 - 1867) Danh sĩ và đại thần triều Nguyễn, học rộng, thanh liêm, nhưng do dự và nhu nhược trong cơn quốc biến. Ông là người đại diện cho triều đình Tự Đức kí Hòa ước Nhâm Tuất, theo đó ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường được nhượng cho Pháp. Nhân dân thời ấy có câu "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình coi rẻ nhân dân). Vào cuối đời, ông làm quan tại Vĩnh Long. Ngày 4/8/1867, sau 17 ngày tuyệt thực, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.
-
- Xương Rồng
- Tên ngọn núi lớn nhất ở phía Bắc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Theo thần thoại, ngày xưa có một con rồng nằm trên đỉnh núi. Tương truyền thầy phù thủy Trung Quốc là Cao Biền, do lo sợ nước ta có anh hùng xuất hiện, đã cưỡi mây bay đến chém vào đỉnh núi để rồng bay về Tàu. Nhưng gươm lại chém vào thân rồng, rồng chết còn lại bộ xương, nên gọi là núi Xương Rồng.
-
- Mỹ Á
- Một cửa biển nay thuộc xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
-
- Thủy Triều
- Tên một con sông chảy qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.