Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui con chị, khi buồn con em
Tìm kiếm "Rồng mây"
-
-
Rộng đồng cỏ chỉ mọc lan
Rộng đồng cỏ chỉ mọc lan
Phải duyên chồng vợ gian nan không rời -
Rồng đến nhà tôm
Rồng đến nhà tôm
-
Rồng chầu biển bắc, phụng múa Hà Tiên
Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên
Anh thương em gặp mặt thương liền
Tỉ như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưaDị bản
Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên
Thương làm sao gặp mặt thương liền
Giả như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưa
-
Rỗng như đít Bụt
-
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui thế nọ, khi buồn thế kia -
Rộng đồng anh thả bướm bông
Rộng đồng anh thả bướm bông
Họ Lê anh hỡi có công đợi chờ -
Nước ròng trong ngọn chảy ra
Dị bản
Nước ròng trong ngọn chảy ra
Thấy em có nghĩa bôn ba tới liền
-
Nước ròng chảy tới Nam Vang
Nước ròng chảy tới Nam Vang,
Làm thơ để lại em khoan lấy chồng,
Tay bưng chậu cúc năm bông,
Chờ anh chẳng đặng nên trồng xuống đây.Dị bản
-
Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
-
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Chợ rộng thời lắm lái buôn
Sông rộng lắm nước trong nguồn chảy ra -
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Mẹ nào con nấy giống nhau rành rành -
Giường rộng thì ghé lưng vào
-
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Búa rìu sấm sét, chẳng sai ân tình -
Đầu rồng, đuôi phụng le te
-
Biển rộng mênh mông thấy thuyền với sóng
-
Thuyền rồng chở lá mù u
-
Vườn rộng chớ trồng tre ngà
-
Vóc rồng thì để hầu vua
-
Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Con gái như thế chẳng màng làm chi
Chú thích
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Tơ hào
- Tơ (cũng phát âm là ti) là sợi tơ, một loại sợi rất nhỏ. Hào là sợi lông rất nhỏ khi chim mới mọc lông. Tơ hào hay ti hào vì vậy được dùng để chỉ một phần rất nhỏ, một chút xíu, mảy may, hoặc một chút mơ tưởng thoáng qua.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Tre ngà
- Còn gọi là tre đằng ngà, tre mỡ, tre trổ, tre vàng sọc, một loại tre thân có màu vàng óng sọc xanh, ruột tương đối đặc, chịu được ngập úng lẫn khô hạn. Tre ngà hay được dùng làm hàng rào hay làm cảnh.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.