Tìm kiếm "chợ trưa"

Chú thích

  1. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  2. Chàm
    Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.

    Nhuộm chàm

    Nhuộm chàm

  3. Nhân sâm
    Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.

    Nhân sâm

    Nhân sâm

  4. Áo tứ thân
    Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.

    Phụ nữ mặc áo tứ thân

    Phụ nữ mặc áo tứ thân

  5. Rợ
    Chốn rừng sâu nước độc.
  6. Sút
    Long ra, rời ra.
  7. Nói về những con sông có nước độc.
  8. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  9. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  10. Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt
    Kinh nghiệm dân gian: chó có đốm ở đầu (hoặc lưỡi) là chó tốt, trung thành với chủ, còn chó có đốm ở đuôi thì thường hung dữ, cắn cả chủ.
  11. Ga chê ló, chó chê kít
    Gà chê lúa, chó chê cứt (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Chỉ những chuyện bất thường, ngược đời.
  12. Nồi chõ
    Nồi hai tầng, tầng trên có lỗ ở đáy, dùng để đồ xôi (hấp gạo nếp cho chín thành xôi).

    Nồi chõ

    Nồi chõ

  13. Nia
    Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  14. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  15. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Lạc đàng bắt đuôi chó, lạc ngõ bắt đuôi trâu
    Trâu và chó là hai con vật rất nhớ đường về nhà.
  17. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  18. Gà lấm lưng, chó sưng đồ
    Gà mái bị trống đạp nên lưng bị lấm, chó cái bị nhảy (sưng bộ phận sinh dục). Theo kinh nghiệm dân gian, gà và chó thời kì động dục thì thịt ngon.
  19. Dạc
    Mòn vẹt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  20. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  21. Chó có váy lĩnh
    Vải lĩnh là một loại vải quý. Chó mặc váy làm bằng vải lĩnh thì hoặc là chuyện trớ trêu, hoang đường, hoặc là kiểu ăn mặc (mở rộng ra là dáng điệu, cách sống) kệch cỡm.
  22. Lỏ
    Ló lên, lộ ra, đưa ra.
  23. Bòi
    Dương vật.
  24. Nói cho Pháp nghe
    Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
  25. Hàm chó vó ngựa
    Tùy từng đối tượng mà đề phòng, tránh những nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai họa.