Tìm kiếm "chợ trưa"

Chú thích

  1. Huyền đề
    Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.

    Chó huyền đề

    Chân một con chó huyền đề

  2. Chó đen giữ mực
    Người ngoan cố, bảo thủ, không chịu nhận khuyết điểm của mình, hoặc có tật xấu không chịu sửa chữa.
  3. Chó đá vẫy đuôi
    Chuyện hoang đường, bịa đặt.
  4. Đồ
    Nấu bằng cấp hấp (cơm hoặc xôi) trong chõ cho chín bằng sức nóng của hơi nước.

    Cơm đồ

    Cơm đồ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường.

  5. Nhà sàn
    Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.

    Nhà sàn

    Nhà sàn của người Ê-đê

  6. Lịch Đoi
    Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.

    Lịch Đoi

    Lịch Đoi

  7. Tày
    Bằng (từ cổ).
  8. Mõ trâu
    Một loại đeo cho trâu bò ở các vùng rừng núi để dễ tìm kiếm. Mõ trâu thường là một khúc gỗ hoặc ống tre bịt hai đầu, trong treo vài khúc gỗ hoặc tre nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động.

    Trâu đeo mõ

    Trâu đeo mõ

  9. Câu này mô tả cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường.
  10. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  11. Xuýt chó bụi rậm
    Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
  12. Giậu
    Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.

    Hàng giậu tre

    Hàng giậu tre

  13. Chó ăn vã mắm
    Chỉ sự chửi bới, tranh giành nhau.
  14. Chó chạy ruộng khoai
    Lông bông, không mục đích.
  15. Pháo
    Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

    Năm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.

    Pháo

    Pháo

  16. Chó ông thánh cắn ra chữ
    Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
  17. Chó chực chuồng chồ
    Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
  18. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  19. Bán nguyệt
    Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
  20. Câu này có sự chơi chữ giữa "nửa tháng," "bán nguyệt," và "cung trăng."
  21. Bông nổi cho chim, bông chìm cho cá
    Cảnh vụ mùa ở các vùng chiêm trũng miền Bắc và Bắc Trung Bộ ngày trước.
  22. Bảy mươi chớ cười bảy mốt
    Đời người khó mà lường được những tai biến xảy ra, khó mà nói trước được bất cứ điều gì.
  23. Ăn có chỗ, đỗ có nơi
    Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
  24. Qua vườn cam chớ sửa mũ, qua vườn củ chớ sửa giày
    Qua vườn cam đưa tay sửa mũ người ta tưởng giơ tay hái trộm cam, qua vườn củ cúi xuống sửa giày người ta ngỡ đào trộm củ. Nghĩa bóng: Trong cuộc sống phải tế nhị, quan sát xung quanh để cư xử cho phù hợp.