Ngày thì đem thóc ra phơi
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay.
Tìm kiếm "chị hằng"
-
-
Con vua thì ở đất vua
-
Đồng hồ liệt máy vì bởi sợi dây thiều
-
Ai về em gửi bức tranh
-
Muốn no thì phải chăm làm
Muốn no thì phải chăm làm
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi -
Mặt trời tang tảng rạng đông
Mặt trời tang tảng rạng đông
Chàng ơi trở dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kỹ được mùa có khi -
Ai đem em tới giữa đồng
Ai đem em tới giữa đồng,
Chân bùn tay lấm mà lòng anh say? -
Chỉ tơ rối ở trong cuồn
-
Chồn chân mỏi gối
Chồn chân mỏi gối
-
Gặp nhau mừng lắm nàng ơi
Gặp nhau mừng lắm nàng ơi
Như kim gặp chỉ, một đời bên nhau -
Làm thân con gái phải lo
Dị bản
Mượn vàng mượn bạc thì cho
Đại hàn, đông chí không cho mượn chồng
-
Giàu cha giàu mẹ được phần
Dị bản
Giàu cha giàu mẹ thì mừng
Giàu anh giàu chị thì đừng cậy trôngGiàu cha giàu mẹ thì ham
Giàu anh giàu chị ai làm nấy ăn
-
Tằm có lứa, ruộng có mùa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tổ cha ba đứa có lồn
-
Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
-
Bát nháo chi khươn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh em bất nghĩa chi tồn
-
Cần cù bù thông minh
Cần cù bù thông minh
-
Kể chuyện đờn bà hư
Ngồi buồn tâm sự chép ra
Có những đờn bà dạo xóm nói dai
Xóm trong chí những xóm ngoài
Nách con nói điệu thài lai tối ngày
Nói thời vo miệng nhướng mày
Vỗ vai vỗ vế múa tay ngoẻo đầu
Miệng thời nhóc nhách nhai trầu
Người trên ý cũng lầu bầu quạu đeo
Lại còn cái tật nói leo
Cái tật nói dóc nói trèo người ta … -
Nhân chi sơ tay sờ cơm nguội
Dị bản
Tam tự kinh là rình cơm nguội
Nhân chi sơ là sờ vú mẹ
Tính bản thiện là miệng muốn ăn
Chú thích
-
- Ngụ cư
- (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
-
- Chánh chi
- Những chi họ định cư chính thức lâu đời tại một làng, một địa bàn nào đó, để phân biệt với dân ngụ cư là những người mới đến lập nghiệp.
-
- Dây thiều
- Như dây cót. Lò xo hình xoáy ốc dùng để làm quay một bộ phận trong máy.
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Lơi
- (Buộc, xe) không chặt.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Lan chi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lan chi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Guồng
- Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đại hàn
- Một trong hai mươi bốn tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 1 dương lịch. Trong khoảng thời gian này thông thường thời tiết rất lạnh (đại hàn) ở Bắc bán cầu Trái Đất; chính xác hơn là ở Trung Hoa cổ đại. Ở miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, tiết trời cũng rất lạnh và có gió mùa Đông Bắc.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cấm Chỉ
- Tên dân gian quen gọi ngõ Hàng Bông (cắt phố Hàng Bông và Tống Duy Tân), thời Pháp thuộc tên là phố Lông-đơ (rue Lhonde), sau 1945 đổi thành ngõ Cấm Chỉ, Hàng Bông Lờ, Hàng Bông. Về tên gọi Cấm Chỉ, có hai giả thuyết:
1. Đây là lối đi vào Dương mã thành, cấm đi lại khi đã có trống, chuông thu không (lúc chiều tối).
2. Chúa Chổm ra chỉ cấm không cho những người đòi nợ đi qua đây để đòi nợ tiếp.
-
- Can Lộc
- Tên cũ là Thiên Lộc, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có bề dày văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh.
-
- Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
- Ngõ Cấm Chỉ xưa kia sản xuất nhiều loại bút lông nổi tiếng, Thiên Lộc có nhiều kẻ sĩ hiển đạt lưu danh sử sách.
-
- Bát nháo chi khươn
- Lộn xộn không ra thể thống gì.
-
- Bất nghĩa chi tồn
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bất nghĩa chi tồn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ghe
- Từ cổ, cũng như mồng đốc (hay mồng đóc) chỉ một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhân chi sơ, tính bản thiện
- Con người khi mới sinh ra thì bản tính lương thiện. Đây là hai câu đầu trong Tam tự kinh, một cuốn sách được soạn dưới thời nhà Minh (Trung Quốc) dùng để dạy cho trẻ em mới đi học. Trước đây ở ta cũng dùng sách này.