Tìm kiếm "chị hằng"

Chú thích

  1. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  2. Chỉ xác
    Quả cam hoặc quýt hái lúc gần chín, phơi khô, dùng làm thuốc. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là chỉ xác.

    Chỉ xác

    Chỉ xác

  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Nước hến
    Nước sau khi luộc hến, có màu đục lờ.

    Cơm hến và bát nước hến

    Cơm hến và bát nước hến

  5. Sá chi
    Kể gì, quý báu gì.
  6. Mủ
    Nhựa cây.
  7. Có bản chép: vấy tay.
  8. Tu thân
    Sửa thân mình (từ Hán Việt). Đây là một khái niệm của Nho giáo, chỉ việc chỉnh đốn, sửa chữa bản thân để luôn ngay chánh, hợp theo đạo đức.
  9. Hào
    Giỏi, tài trí hơn người.
  10. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  11. Đậu
    Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
  12. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  13. Cá ngừ
    Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

    Cá ngừ

    Cá ngừ

  14. Có bản chép: Gà ô.
  15. Đây là kinh nghiệm chọn gà chọi, theo đó gà đen chân trắng là gà chọi tốt, ngược lại gà trắng chân chì là gà kém.
  16. Công
    Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.

    Chim công

    Chim công

  17. Tố hộ
    Tiếng chim công kêu.
  18. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  19. Để
    Ruồng bỏ.
  20. Điểm chỉ
    In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.

    Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
    - Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

  21. Nhà Bàng
    Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nằm dưới chân núi Két (Anh Vũ sơn) và núi Kỳ Lân, cách thị xã Châu Đốc 17km. Theo Sơn Nam, tên Nhà Bàn có từ thời Pháp thuộc và được Nguyễn Liên Phong minh chứng thêm trong bài diễn ca được đăng trong Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca, in năm 1909. Nhưng theo các nhà nghiên cứu hiện đại, từ Nhà Bàng là đúng hơn vì nó bắt nguồn từ tên cây cỏ bàng, mọc nhiều tại đây trong thời khai hoang, lập ấp.
  22. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  23. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Xây
    Xoay (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  26. Thương hàn
    Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
  27. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  28. Xe chỉ
    Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...

    Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.

  29. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  30. Cồi
    Cùi, lõi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).