Có nên thì nói là nên
Chẳng nên sao để đấy quên đây đừng
Làm chi cho dạ ngập ngừng
Đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu
Tìm kiếm "chị hằng"
-
-
Gặp anh em chẳng dám chào
– Gặp anh em chẳng dám chào,
Sợ rằng chị Cả giắt dao trong mình.
– Anh đây chưa vợ, xin em đừng có sợ ai ghen
Đôi ta xin vẹn lời nguyền
Đá mòn sông cạn không quên ân tình! -
Duyên kia ai đợi mà chờ
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình này ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sá chi một mảnh gương hình
Để duyên chờ đợi cho mình say mêDị bản
Còn duyên đâu nữa mà chờ
Còn tình đâu nữa mà tơ tưởng tình
-
Rau răm hái ngọn còn tươi
-
Tai ta nghe tiếng bạn có đôi
-
Em thương không thương nỏ biết
-
Công nợ chẳng quản là bao
Công nợ chẳng quản là bao
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong
Lo chi cho nhạt má hồng
Cho héo con mắt mà lòng anh đau -
Ca dao tế mẹ
Trời hỡi trời! Sao dời vật đổi
Nên chi cỏ héo hoa sầu!
Kể từ ngày nương tựa lều tranh
Công ơn mẹ kể không xiết kể!
Tuần cay đắng chín trăng có lẻ
Chữ sinh thành nghĩa mẹ tày non
Bên ướt mẹ nằm bên ráo phần con.
Mẹ nuôi con vuông tròn khôn lớn
Cho con xin đền miếng ngọt mùi ngon … -
Giỏi giỏi theo anh về nơi châu thành coi nam thanh nữ tú
-
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ -
Áo anh, ai đột đường tà
-
Phàn Lê Huê say mê Thái Tử
-
Thiếp trông chàng như hương trông lửa
-
Đò đưa, đò đẩy một chuyến năm tiền
Đò đưa, đò đẩy một chuyến năm tiền
Chị em ai nấy xuống thuyền mà đi -
Yêu anh em không nói khi đầu
Yêu anh, em không nói khi đầu
Yêu chi dang dở giữa cầu bắc ngang -
Tướng người trán ngắn đầu to
Tướng người trán ngắn, đầu to
Quanh năm chỉ biết chăn bò, chăn trâu -
Thò tay hốt ổ chim sâu
-
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Con chim xanh đậu nhành đu đủ
Nhắc dân làng nhiệm vụ hộ đê
Quản chi công việc nặng nề
Cốt sao bảo vệ được đê vững vàng
Hộ đê, có tổng, có làng
Hộ đê đâu phải một làng mà thôi
Dù mưa dù nắng mặc trời
Làng trên xóm dưới người người quyết tâm
Khó khăn cũng phải dấn thân
Lo xong bổn phận công dân mỗi người -
Kể từ ngày tôi lấy anh
-
Chuông trên lầu kêu sáu khắc
Chú thích
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Mười hai bến nước
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”
Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phủ Thừa Thiên
- Tên một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương thời nhà Nguyễn, bắt đầu dưới triều Minh Mạng, nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế với thủ phủ là thành phố Huế.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Châu thành
- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
-
- Nam thanh nữ tú
- Đảo ngữ của "nam tú nữ thanh," có nghĩa là nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì dịu dàng, thanh cao.
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Lược
- May thưa đường chỉ lúc ráp sơ các miếng vải để sau này theo đó may lại cho kỹ lưỡng, ngay ngắn hơn.
-
- Phàn Lê Huê
- Một nữ tướng thời Đường, vợ của Tiết Đinh San, cũng là một danh tướng trong dã sử Trung Quốc. Phàn Lê Huê là nhân vật chính trong nhiều vở tuồng và cải lương biên soạn dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc ở nước ta.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Hương lửa
- Hương chỉ những phẩm vật làm từ nguyên liệu có tinh dầu (trầm, hổ phách...), khi bén lửa sẽ tỏa ra mùi thơm. Hương lửa thường dùng để chỉ tình yêu nam nữ nồng đậm thắm thiết.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Phàn xì
- Âm Quảng Đông của hai tiếng phiên thự 番薯, nghĩa là khoai lang.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.