Chàng về em dặn nhời này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi
Chàng về em dặn vân vi
Yêu em chớ có hoan hùy cùng ai
Chàng về em dặn tái lai
Yêu em đừng có cho ai vin cành
Chàng về em dặn xuân xanh
Chớ có trò chuyện cháy thành vạ lây
Chàng về chàng bỏ em đây
Như con tơ rối gỡ ngày nào xong?
Tìm kiếm "vị yêu"
-
-
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
-
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Thì anh đắp điếm muôn bề dại khôn -
Gặp nàng anh nắm cổ tay
Gặp nàng anh nắm cổ tay
Anh yêu vì nết, anh say vì tình
Thiên hạ lắm kẻ giàu, xinh
Nhưng duyên chẳng thuận, nhưng tình chẳng ưa
Đấy đây xứng đáng cũng vừa
Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao
Mỗi năm tuổi mẹ càng cao
Thấy em lơ lửng ra vào, anh thương
Mỗi người nay ở mỗi phương
Mỗi nhà mỗi việc nhiều đường thanh vân
Xin đem chỉ Tấn, tơ Tần
Kết nguyền loan phượng một lần tào khang -
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Con mắt liếc lại lông mày đưa ngang
Bây giờ được thở được than
Bắt con chim đậu bỏ đàn chim bay
Bây giờ anh nắm được tay
Anh yêu vì nết anh say vì tình -
Rượu sen càng nhắp càng say
-
Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Xưa nay gái chẳng cưới chồng, trai không ở goá
Đoái thấy nàng xinh đà quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non
Nếu như nàng lo việc cháu con
Thời sao không kiếm nơỉ trao thân gửi thế
Trên đời bá công bá nghệ, dưới lại là tứ thứ tứ dân
Làm người sao khỏi chữ lương nhân
Mà nàng chịu để phòng không ở goá?
Sách có chữ rằng “phụ nhơn nan hoá”, ít kẻ yêu vì
Cho nên lấy phải phải luận phải suy, phải xem trong lóng đục
Đây đã phải thời phải lúc
Hay nàng còn cúc dục cù lao?
Để cho anh ngẩn ngơ ra vào
Thầm yêu trộm nhớ, dạ nào em bỏ anh! -
Những người con dõi cháu dòng
Những người con dõi cháu dòng
Tây đen lắm chị đem lòng thương yêu
Chỉ yêu vì nỗi tiền nhiều
Thấy đồng bạc trắng quyết liều môi son -
Còn cha gót đỏ như son
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Đến khi cha thác ai thì thương conDị bản
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con thâm sì.
-
Mỗi người mỗi nước mỗi nơi
-
Vè giết đốc phủ Ca
Giáp Thân đã mãn
Ất Dậu tấn lai
Chánh ngoạt sơ khai
Bình yên phước thọ
Nhựt nguyệt soi tỏ
Nam chiếu phúc bồn
Tục danh Hóc Môn
Xứ Bình Long huyện
Hà do khởi chuyện?
Hà sự hàm mai?
Tích ác bởi ai?
Giết quan rửa hận … -
Yêu nhau vì phận duyên thôi
-
Yêu em vì nỗi thật thà
Yêu em vì nỗi thật thà
Có một bức váy cởi ra gối đầu! -
Yêu nhau chữ vị là vì
Yêu nhau chữ vị là vì
Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo -
Ai làm trúc võ mai sầu
-
Nước non ai trót hẹn hò
Nước non ai trót hẹn hò
Chữ tình giữ mãi bo bo làm gì
Yêu nhau chữ vị là vì
Gió tuôn mạch nhớ người chi ái tình. -
Ví dù đấy có lòng yêu,
-
Ví dầu nàng có lòng yêu
-
Chuối chát măng chua
Chuối chát măng chua
Bốn mùa anh chịu khổ
Em tu hành anh chỉ chỗ em tu hành
Kìa kìa hai vị Phật sanh
Cha già mẹ yếu em đành bỏ đi tuDị bản
Chuối chát măng chua, bốn mùa em chịu khổ
Chàng có muốn đi tu, thiếp chỉ chỗ cho tu hành
Ngó vô trong chùa thấy ông Phật đang giáng sanh
Bỏ cha già mẹ yếu, chàng tu sao đành mà tu?
-
Thương nhau nước đục cũng trong
Thương nhau nước đục cũng trong
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ
Chú thích
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Hoan hùy
- Hoan hỉ, vui mừng (từ cũ).
-
- Tái lai
- Trở lại lần nữa (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Rượu sen
- Rượu ướp hương sen, rất quý, cách làm nay đã thất truyền. Rượu sen làng Thụy Chương ngày xưa nổi tiếng thơm ngon, được dùng để tiến vua. Tránh nhầm lẫn với loại rượu liên tử (hạt sen) đặc sản của Đồng Tháp Mười.
-
- Chén quỳnh
- Tức chén quỳnh tương, chỉ chén rượu ngon. Xem thêm chú thích Quỳnh tương.
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bá công bá nghệ
- Trăm thợ trăm nghề (thành ngữ Hán Việt).
-
- Tứ thứ tứ dân
- Bốn hạng dân trong xã hội ngày xưa, theo thứ tự từ cao đến thấp là: sĩ (người có học), nông (người làm nông), công (người làm các nghề thợ), thương (người buôn bán).
-
- Lương nhân
- Danh xưng phụ nữ gọi chồng (Hán Việt).
-
- Phụ nhơn nan hóa
- Đàn bà khó dạy. Cụm từ này ngày xưa hay được dùng để chê bai người phụ nữ.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Tấn lai
- Bước đến.
-
- Chánh ngoạt
- Cách đọc trại của chính nguyệt (tháng đầu năm âm lịch, tháng Giêng).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Nam chiếu phúc bồn
- Chậu úp khó mà soi thấu.
-
- Hóc Môn
- Một địa danh nay là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của triều Trịnh-Nguyễn nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp. Họ lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu có sáu thôn, dần dần phát triển thành mười tám thôn, nổi tiếng với nghề trồng trầu. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên thành địa danh Hóc Môn.
-
- Bình Long
- Tên của huyện Hóc Môn dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Hà do
- Tại sao.
-
- Hàm mai
- Cái thẻ khớp miệng ngựa cho nó không hí lên được. Ý nói sự chèn ép, bụm miệng dân chúng của thực dân.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Võ
- Gầy hốc hác.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Đào tơ
- Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thực.
Chi tử vu quy,
Nghi kỳ gia thất.Tạ Quang Phát dịch:
Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
Theo chồng, nàng quả hôm nay.
Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.
-
- Đông Triều
- Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.