Gắp lửa bỏ tay người
Gắp lửa bỏ tay người
Dị bản
Bốc lửa bỏ bàn tay
Gắp lửa bỏ tay người
Bốc lửa bỏ bàn tay
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Búa rìu sấm sét, chẳng sai ân tình
Chung thuyền mà chẳng chung duyên
Càng như đốt ngọn lửa phiền
Làm cho đây phải oan khiên khóc thầm
Rượu ngon bất luận gái trai,
Chớ anh thương em mà sợ nỗi mắc ai chê cười.
Bạc bảy đâu dám xứng vàng mười,
Em đâu dám xứng với người người ơi.
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng
Cơm sôi to lửa thì ngon
Cháo sôi to lửa thì còn nồi không
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời
Nhìn đàn cò trắng bay qua
Thấy đồng lúa ở quê nhà héo hon
Xung quanh đồng lúa những đồn
Lúa héo bao ngọn căm hờn bấy nhiêu
Đêm nay sóng lúa rào rào
Hạ đồn, lúa dậy vẫy chào đoàn quân
Tiếng đồn mì Quảng Phú Chiêm
Cao lầu Phố Hội, mắm nêm Cẩm Hà
Tam Kỳ có món cơm gà
Nam Ô nước mắm đậm đà thơm ngon
Đại Lộc nhiều trái bòn bon
Khoai lang Trà Đóa, Quế Sơn nếp mường
Cẩm Sa có giống lúa vàng
Gạo ngon thơm phức, trăng tròn mùa thu
Bàn Lãnh có gốc mù u
Cá trôi mùa lũ, sông Thu chảy về
Vĩnh Điện chả lụa khỏi chê
Xu xoa Khúc Lũy, thịt bê Chợ Cầu
Quán Rường , Chợ Được Câu Lâu
Bánh tráng cá hấp ở đâu ngon bằng? …
Anh đi đánh cá cũng nhiều
Con nước lên xuống thủy triều phải theo
Nước ương đánh cá phải mò
Khi nào cạn nước cá xô vào chuồng
Nước rặc anh thả lưới buông
Cầu cho cá cả theo luồng cá xuôi
Cá đục cá gúng cá mòi
Con duội con ót thì xuôi theo luồng
Con kìm con đối vào chuồng
Được cả con tráp lên xuồng bán ngay.
Nghe bài hát Quế Sơn đất mẹ ân tình của nhạc sĩ Đình Thậm.
Về tên cây cầu này, có một sự tích: Ngày xưa, ven sông Chợ Củi, có một đôi vợ chồng từ xa đến lập nghiệp. Ngày ngày, chồng đi câu cá đổi gạo, vợ ở nhà trồng rau, vun vén gia đình. Chỗ ngồi câu cá quen thuộc của người chồng là trên một tảng đá gần bờ sông. Một đêm nọ, có cơn nước lũ từ nguồn đột ngột đổ về, người chồng bị cuốn đi. Người vợ ở nhà, đợi mãi vẫn chẳng thấy chồng về, cứ bồng con thơ thẩn ra vào, miệng luôn lẩm bẩm: "Câu gì mà câu lâu thế!" Cuối cùng, sốt ruột quá, nàng bồng con ra sông để tìm chồng. Khi hiểu ra sự việc, nàng quỳ khóc nức nở rồi ôm con gieo mình xuống dòng nước. Dân làng cảm thương đôi vợ chồng nghèo chung tình, đặt tên cho cây cầu bắc qua sông Chợ Củi là cầu Câu Lâu.
Thật ra Câu Lâu là một địa danh gốc Champa, biến âm từ chữ Pulau có nghĩa là "hòn đảo."