Xin đừng ghẹo gái có chồng
Cũng đừng phá hoại vợ chồng người ta
Những bài ca dao - tục ngữ về "vợ chồng":
-
-
Vợ hiền hòa, nhà hướng nam
Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam
-
Võng này đan sợi đay già
-
Vợ là ông thì chồng là tớ
Vợ là ông thì chồng là tớ
-
Vợ xấu là vợ của mình
Vợ xấu là vợ của mình
Ngoài vành thúng rách, trong vành lúa thơm -
Vợ không cheo như cù nèo không móc
-
Vô duyên lấy phải vợ già
Vô duyên lấy phải vợ già
Ăn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanh
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Vừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung -
Vợ khôn ngoan làm quan cho chồng
Vợ khôn ngoan làm quan cho chồng
-
Vợ đẹp kém ngủ
Vợ đẹp kém ngủ
-
Trông chồng bóng xế trăng lu
-
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau -
Chồng em với em là tình
Chồng em với em là tình
Anh đây là nghĩa, hỏi mình thương ai?
Một mình em đứng giữa hai
Bên tình, bên nghĩa, em thương hết chứ bỏ ai, bớ mình -
Chồng em coi bộ tinh anh
-
Chồng em vốn kẻ đa tình
Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm -
Anh về rẫy vợ anh ra
Anh về rẫy vợ anh ra
Con anh thơ dại thì đà có tôi
Anh đà rẫy vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc trời với anhDị bản
Anh về rẫy vợ anh ra
Công nợ em trả, mẹ già em nuôi
Bây giờ anh rẫy vợ rồi
Công nợ anh trả, anh nuôi mẹ giàAnh về rẫy vợ anh ra
Con anh thơ dại thì đà có tôi
Anh đà rẫy vợ anh rồi
Con anh thơ dại mặc đời nhà anh
Vợ anh như thể cột nhà
Anh còn tình phụ nữa là thân tôi
-
Anh về kẻo vợ anh mong
Anh về kẻo vợ anh mong
Vợ anh như nước tràn đồng khó ngăn -
Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cây mù u lá cũng mù u
Dị bản
Mù u ba lá mù u
Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cây bồn bồn lá cũng bồn bồn
-
Em có chồng về chỗ thậm eo
Chú thích
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Điểm chỉ
- In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.
Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
- Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
- Truyền thuyết ta kể Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh." Khi cần quân lính, Cao Biền chỉ gieo đậu vào đất, ủ kín một thời gian, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thiếu thần chú, lúc mở ra những hạt đậu cũng thành binh nhưng còn non, chưa đủ sức nên đi lẩy bẩy.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì.
-
- Hẩm
- Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Kình lộn
- Cãi nhau (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồn bồn
- Một loại cây rau mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, nhất là Cà Mau. Mỗi lần vào mùa bồn bồn (mùa nước nổi) người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) chế biến thành nhiều món ngon như canh, dưa chua, gỏi...
-
- Thậm eo
- Rất nghèo, rất khó khăn (thậm: rất, quá; eo: chật hẹp, hiểm nghèo).
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.