Làng Gạ đi bán bánh trôi
Làng Sù bán bún dính môi lằng nhằng
Những bài ca dao - tục ngữ về "bùn":
-
-
Hai tay em cắm xuống bùn
Hai tay em cắm xuống bùn
Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
– Cầu trời đổ trận mưa rào
Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun -
Bạn có biết?
Bòn bon là một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi Quảng Nam. Tương truyền trong khi trốn tránh quân Tây Sơn tại đây, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa Nguyễn mới cầm cự được. Sau này, chúa Nguyễn đặt cho bòn bon hai cái tên mĩ miều hơn là nam trân và trung quân. Trên trái bòn bon nào cũng có dấu móng tay, tương truyền là của chúa Nguyễn khi xưa bấm vào để xem trái chín hay chưa.
-
Hay không lây hèn, sen không lây bùn
Hay không lây hèn
Sen không lây bùn -
Lạc lò cò
Lạc lò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân trước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập.
Chú thích
-
- Phú Gia
- Tên nôm là làng Gạ, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Gạ có nghề truyền thống nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê...
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Phú Xá
- Tên nôm là làng Sù, nay thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Sù xưa nổi tiếng nghề làm bún và trồng đào. Mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng được táng ở đây.