Cùng thể loại:
-
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả thảy một rằm tháng Giêng -
Đặng phe của mất phe con
-
Ống tre đè miệng giạ
-
Thợ rèn không dao ăn trầu
-
Nuôi con không phép kể tiền cơm
-
Tiền trao ra gà bắt lấy
Tiền trao ra gà bắt lấy
-
Xấu Phù Ly, xấu Tuy Viễn
-
Ác như cá sấu Vũng Gấm
Dị bản
Dữ như cá sấu Vũng Gấm
-
Tay bằng miệng, miệng bằng tay
-
Kiếp chết, kiếp hết
Chú thích
-
- Phước chủ may thầy
- Bệnh chịu thuốc mà khỏi, thầy nhờ đó được tiếng tốt, thế là cả hai cùng may phước vậy.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ống tre đè miệng giạ
- Theo phép đo xưa, khi dùng giạ để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt cho ngang bằng với miệng giạ.
-
- Thợ rèn không dao ăn trầu
- Lo phần người mà quên mất phần mình.
-
- Nuôi con không phép kể tiền cơm
- Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
-
- Xấu Phù Ly, xấu Tuy Viễn
- Xấu lây, xấu huyện này xấu tới huyện khác. (Phù Ly và Tuy Viễn là hai trong ba huyện đầu tiên thuộc phủ Hoài Nhơn dưới thời nhà Lê, nay thuộc tỉnh Bình Định.)
-
- Vũng Gấm
- Tên chữ là đầm Gia Cẩm, một cái đầm ở phía bắc huyện Phước An, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Đầm rất sâu, rộng, có nhiều cá sấu.
-
- Tay bằng miệng, miệng bằng tay
- Nói được, làm được.
-
- Kiếp chết, kiếp hết
- Chết rồi mới coi như hết một kiếp, ý nói muốn nhận xét đánh giá ai phải đến mãn đời họ mới biết được. Thành ngữ Hán Việt có câu tương tự: Tử giả biệt luận.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Sa đì
- Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Lòi dom
- Cũng nói là lòi đom, gọi tắt là dom hoặc đom, cách gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Tim la
- Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
-
- Đom ăn ra, tim la ăn vào
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: [Đom] phát triển theo chiều hướng “ăn ra”, tức ngày càng lòi (lồi) ra ngoài hậu môn. Còn bệnh “tim la” [...] lại xâm nhập (chủ yếu qua đường tình dục, đường máu…) rồi ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng, không nhìn thấy được.
-
- Huỳnh liên
- Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.
Bình luận