Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Khớp đớp tim
    Người bị viêm khớp có nguy cơ bị các vấn đề về tim mạch.
  2. Nói như rựa chém xuống đất
    Lời nói chắc chắn, quả quyết.
  3. Ăn có chỗ, đỗ có nơi
    Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
  4. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  5. Sứa
    Miền Nam cũng gọi là sưa sứa, loại động vật biển thân mềm, mình như cái tán, có nhiều tua, trong suốt. Sứa có thể được chế biến thành nhiều món ăn như bún sứa, nộm sứa…

    Sứa

    Sứa

  6. Áo chân cáy, váy chân sứa
    Áo váy rách rưới tả tơi (như chân cáy, chân sứa).
  7. Trốc
    Đầu, sọ (phương ngữ).
  8. Hương nhu
    Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.

    Hương nhu

    Hương nhu

  9. Nói đơn nói phung
    Nói ra nhiều thế, kẻ nói nhẹ người nói nặng, không hiệp lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của; xem thêm Phong)
  10. Phước chủ may thầy
    Bệnh chịu thuốc mà khỏi, thầy nhờ đó được tiếng tốt, thế là cả hai cùng may phước vậy.
  11. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  12. Sa đì
    Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
  13. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  14. Lòi dom
    Cũng nói là lòi đom, gọi tắt là dom hoặc đom, cách gọi dân gian của bệnh trĩ.
  15. Tim la
    Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
  16. Đom ăn ra, tim la ăn vào
    Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: [Đom] phát triển theo chiều hướng “ăn ra”, tức ngày càng lòi (lồi) ra ngoài hậu môn. Còn bệnh “tim la” [...] lại xâm nhập (chủ yếu qua đường tình dục, đường máu…) rồi ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng, không nhìn thấy được.
  17. Huỳnh liên
    Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.

    Huỳnh liên

    Huỳnh liên

  18. Gáo vàng
    Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.

    Gáo vàng

    Gáo vàng

  19. Hoàng cầm
    Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  20. Nhứt
    Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).