Thịt thơm vì hành
Trăng thanh vì Cuội.
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Một người giàu sang, vẻ vang cả họ
Dị bản
Một người làm nên cả họ được cậy,
Một người làm bậy cả họ hổ danh
-
Tre già nhiều người chuộng
Tre già nhiều người chuộng,
Người già ai chuộng làm chi -
Mễ tận, dân tàn
-
Khôn như tiên, không tiền cũng dại
-
Vui như làng đẻ được ông Bộ
-
Con nít may ra, bà già may vô
Dị bản
-
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu -
Ngồi bên đột đột nói chuyện méo mồm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gặp thời buôn cứt cũng lời
Gặp thời buôn cứt cũng lời
-
Trời đánh trật búa
Trời đánh trật búa
-
Rậm rật như chó tháng bảy
-
Dốt có đuôi
Dị bản
Dốt có chuôi
-
Đổ mồ hôi sôi nước mắt
Đổ mồ hôi sôi nước mắt
-
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
-
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
-
Củi tre chụm ngửa, vợ chửa nằm nghiêng
Củi tre chụm ngửa
Vợ chửa nằm nghiêng -
Bọ nẹt đã có dẻ cùi
-
Cháy rừng bởi chưng tí lửa
-
Chớ chơi với thằng lé
Chú thích
-
- Bậu xậu
- Nói chệch từ bộ sậu, chỉ toàn bộ một nhóm người có liên hệ với nhau.
-
- Mễ
- Gạo (từ Hán Việt).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ông Bộ
- Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.
-
- Tra
- Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.
-
- Đột đột
- Đồ gốm (nồi, chum, vại, lọ...) làm bằng đất sét nung (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười dân gian: Một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Thầy dốt, không biết viết tên gia chủ, nên khoanh một vòng tròn cho dễ nhớ. Có đứa bé tinh nghịch lén sổ thêm một nét vào vòng tròn này. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc là "Gáo." Chủ nhà giật mình, bảo "Bẩm con tên Tròn ạ." Thầy xấu hổ, quát tướng lên "Thế thằng nào mới tra cái chuôi vào đây?"
Lại có ý kiến cho rằng trước đây, sau kì thi Đình, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là "có đuôi."
-
- Bọ nẹt
- Loài sâu róm xanh, có nhiều lông cứng, rất độc.
-
- Giẻ cùi
- Một loài chim thuộc họ Quạ, sống ở những khu vực rừng thưa hoặc cây bụi, có bộ lông màu sắc sặc sỡ. Giẻ cùi rất tạp ăn. Ngoài một số loại hạt, quả, chúng săn cả rắn, rết, chuột, cóc, ếch nhái, côn trùng.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.