Có tích mới dịch ra tuồng
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Kính cha tấm lụa tấm là, trọng cha tấm quà tấm bánh
Kính cha tấm lụa tấm là
Trọng cha tấm quà tấm bánh -
Kim ngân phá lệ luật
-
Khi lành quạt giấy cũng cho, khi giận quạt mo cũng đòi
-
Coi đồng bạc bằng bánh xe bò
Coi đồng bạc bằng bánh xe bò
-
Cứt con người thì thối thì tanh
Cứt con người thì thối thì tanh,
Cứt con mình nấu canh cũng ngọt. -
Vợ bìu con ríu
Vợ bìu con ríu
-
Được mùa thì chê cơm hẩm, mất mùa thì đẩn cơm thiu
Dị bản
-
Sống lâu lên lão làng
Sống lâu lên lão làng
-
Cưa sắc không bằng chắc kê
Cưa sắc không bằng chắc kê
-
Khi làm thì tay đau, khi ăn thì tau đây
Khi làm thì tay đau
Khi ăn thì tau đây -
Đòn xóc hai đầu
-
Thấy người ta ăn, vác chăn làm rớ
-
Thịt thơm vì hành, trăng thanh vì Cuội
Thịt thơm vì hành
Trăng thanh vì Cuội. -
Một người giàu sang, vẻ vang cả họ
Dị bản
Một người làm nên cả họ được cậy,
Một người làm bậy cả họ hổ danh
-
Tre già nhiều người chuộng
Tre già nhiều người chuộng,
Người già ai chuộng làm chi -
Mễ tận, dân tàn
-
Khôn như tiên, không tiền cũng dại
-
Vui như làng đẻ được ông Bộ
-
Con nít may ra, bà già may vô
Dị bản
Chú thích
-
- Kim ngân
- Vàng bạc (từ Hán Việt).
-
- Quạt mo
- Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Đẩn
- Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lẩm
- Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.
-
- Đòn xóc
- Vật dụng thường làm từ một đoạn tre, hai đầu vót nhọn, dùng để xóc gánh lúa, cỏ, mía...
-
- Đòn xóc hai đầu
- Người đứng giữa xúc xiểm cả hai bên để đẩy họ đến tình trạng mâu thuẫn, xung đột với nhau, cũng như cái đòn xóc có hai đầu nhọn để xóc các bó lúa, ngô.
-
- Rớ
- Loại lưới đánh cá lớn. Có hai loại rớ là rớ chồ và rớ thuyền. Rớ chồ rộng khoảng 80 đến 130 mét vuông, bốn góc rớ được cố định bằng bốn cây tre to cắm xuống lòng sông và được kết nối với một trục quay đặt trên một cái chòi qua hệ thống dây tời dài. Để kéo được chiếc rớ khổng lồ này người ngồi trên chòi phải dùng hai chân đạp vào các thang của trục tời để quay cho rớ nổi lên khỏi mặt nước. Khi rớ được kéo lên, người ta bơi một chiếc xuồng nhỏ ra giữa sông, nhẹ nhàng dùng tay vén bụng rớ từ ngoài vào trong để dồn tôm cá vào phía cửa thoát nằm ở ngay dưới bụng rớ. Lúc cá tôm được dồn về một chỗ, họ lại nhẹ nhàng túm lấy miệng cửa thoát kéo thấp xuống để cho cá tôm trút hết vào lòng xuồng. Rớ thuyền là một loại nghề di động, rớ được đặt gọn trên một con thuyền dài khoảng 7 - 8 mét, bơi trên sông để đánh bắt cá.
-
- Bậu xậu
- Nói chệch từ bộ sậu, chỉ toàn bộ một nhóm người có liên hệ với nhau.
-
- Mễ
- Gạo (từ Hán Việt).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ông Bộ
- Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.
-
- Tra
- Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.