Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  2. Đẩn
    Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Lẩm
    Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.
  4. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  5. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  6. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  7. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  8. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  9. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  10. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  11. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  12. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  13. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  14. Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
    Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.

    Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.

    Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.

  15. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  16. Cháy
    Phần cơm bị cháy sém do nấu quá lửa, thường là phần ở dưới đáy nồi. Cơm cháy vẫn được dân ta tận dụng để ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món. Cơm cháy còn được dùng làm vị thuốc.

    Cơm cháy chà bông mỡ hành

    Cơm cháy chà bông mỡ hành

  17. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).