Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Thứ nhất đẻ con giai, thứ hai đi đánh giặc
-
Lạc đàng bắt đuôi chó, lạc ngõ bắt đuôi trâu
Dị bản
Lạc đàng nắm đuôi chó
Lạc ngõ nắm đuôi trâu
-
Là lượt là vợ thông lại, nhễ nhại là vợ học trò
-
Xấu đắng nác
-
Kiến đen leo ngược, trời mưa như trút
Kiến đen leo ngược, trời mưa như trút
Kiến đen xuống hang, trời nắng chang chang -
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức
-
Dân ngu khu đen
Dị bản
Dân ngu cu đen
-
Dáo dác như gà con lạc mẹ
Dáo dác như gà con lạc mẹ
-
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
-
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
-
Sống tết chết giỗ
-
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
-
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
-
Chửi như mất gà
Chửi như mất gà
-
Chưa đặt trôn đã đặt miệng
Dị bản
-
Chưa được thì hứng bằng rá
-
Chưa khỏi rên đã quên thầy
Chưa khỏi rên đã quên thầy
-
Cói chó ngó cá tràu
Chú thích
-
- Dẻo bánh ăn chung, bể vung mình phải vạ
- Làm việc thành quả thì hưởng chung, nhưng khi gặp tai vạ, sự cố thì phải chịu một mình.
-
- Thứ nhất đẻ con giai, thứ hai đi đánh giặc
- Đây được coi là hai việc rất danh giá, vinh hiển thời phong kiến.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạc đàng bắt đuôi chó, lạc ngõ bắt đuôi trâu
- Trâu và chó là hai con vật rất nhớ đường về nhà.
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Thư lại
- Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân. Ở Trung và Nam Bộ, từ này cũng được phát âm thành thơ lại.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Xấu đắng nác
- Quá xấu xí.
-
- Chuyên tu
- Hình thức đào tạo nhằm đáp ứng một nhu cầu cán bộ cấp bách, dành riêng cho những cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành.
-
- Tại chức
- Loại hình đào tạo dành cho những người vừa học vừa làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
- Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Chưa đặt trôn đã đặt miệng
- Chưa ngồi đã nói liên hồi. Chê hạng nói nhiều, vô duyên, bộp chộp.
-
- Tu
- Nói to, nói nhiều, nói liên tục (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Cói chó ngó cá tràu
- Tham muốn những cái quá sức mình. Cói chó chỉ bắt được tép, cá lòng tong... nhưng nhìn thấy cá tràu thì vẫn thèm thuồng.