Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Măng không uốn, tre uốn sao được
Dị bản
-
Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
-
Mê như điếu đổ
-
Sơn Tịnh đường đinh
-
Miệng khôn, trôn dại
-
Khôn thế gian làm quan địa ngục
Khôn thế gian làm quan địa ngục
Dại thế gian làm quan thiên đàng -
Ăn ha hả, trả ngùi ngùi
Dị bản
Ăn hả hả, trả ỉ ỉ
-
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma
-
Ăn lường ăn quịt vỗ đít chạy làng
Ăn lường ăn quịt, vỗ đít chạy làng
-
Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
-
Ông ghê bà cũng gớm
Ông ghê bà cũng gớm
-
Xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Xỏ dùi lỗ mũi
-
Thấy chồng đần, xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Được chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi
-
Trâu bò ở với nhau chia nhau phần cỏ
Trâu bò ở với nhau chia nhau phần cỏ
Người ở với nhau như chó với mèo -
Mất ăn không bằng mất ngủ
Mất ăn không bằng mất ngủ
-
Khoai to vồng lắm củ
-
Rế rách cũng đỡ phỏng tay
Dị bản
Rế rách đỡ nóng tay
Giẻ rách cũng đỡ đầu móng tay
-
Người cậy ở tâm, cây nương vào rễ
Người cậy ở tâm, cây nương vào rễ
-
Của Bụt ăn một đền mười
Dị bản
Của Bụt mất một đền mười
Của Đức Chúa Trời mất mười đền một
Chú thích
-
- Cao nấm ấm mồ
- Nói về tập tục tảo mộ của dân ta. Mộ của dân thường ngày trước chủ yếu đắp bằng đất, tạo hình nấm tròn hay chiếc ghe bầu úp. Mộ lâu ngày thường bị mọc cỏ hoang, trâu bò phá hoại hay lún sụt do mưa gió... Nếu được con cháu trong nhà hàng năm chăm sóc, sửa sang thì nấm mồ tròn, cao, quang đãng, người đã khuất như cũng cảm thấy ấm áp vì lòng thành kính và nhớ thương của con cháu.
-
- Măng không uốn, tre uốn sao được
- Dạy con phải dạy từ nhỏ, nếu để lớn lên, tật xấu thành nếp thì khó mà bảo ban được nữa.
-
- Vồng
- Uốn cong lên.
-
- Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
- Ở Bình Định, xây nhà lá mái rất kì công và là một dịp trọng đại trong đời người.
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.
-
- Sơn Tịnh
- Tên một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có núi Thiên Ấn, một trong hai biểu tượng của tỉnh (cùng với sông Trà Khúc tạo thành cặp núi Ấn - sông Trà).
-
- Đường bát
- Cũng gọi là đường tán hoặc đường đinh, loại đường mía được tạo hình bằng cách đổ nước đường thắng vào bát. Để bảo quản, đường bát được xếp từng cặp có dây rơm quấn quanh bỏ vào giỏ đem phơi rồi đậy kỹ treo lên xà nhà. Đường bát rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Miệng khôn, trôn dại
- Nghĩ và nói thì hay, nhưng khi bắt tay làm thì bị cái vật dục tầm thường ảnh hưởng mà hỏng việc.
Miệng khôn trôn dại đừng than phận,
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời!
(Già kén kẹn hom - Hồ Xuân Hương)
-
- Ngùi ngùi
- Bùi ngùi.
-
- Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
- Bốn viên cai trị người Pháp có tiếng là tàn bạo thời Pháp thuộc: Darles, Erker, de Lambert, Bride.
-
- Xỏ chân lỗ mũi
- Câu thành ngữ này vốn chỉ hành động uốn dẻo, tự xỏ chân vào lỗ mũi mình, nghĩa bóng là khoe khoang sự mềm dẻo khéo léo. Sau này "xỏ chân lỗ mũi" được hiểu là xỏ chân mình vào lỗ mũi người khác, nghĩa bóng chỉ sự hỗn láo. Câu này có một dị bản là "Xỏ dùi lỗ mũi" với ý nghĩa tương tự.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.