Chăm làm là đống vàng mười
Ai chăm gánh nặng, ai lười trắng tay
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Cha bằng dái, con bằng khái
-
Trời đánh thánh đâm
Trời đánh thánh đâm
Dị bản
Trời đánh thánh vật
-
Nồi đồng cối đá
Nồi đồng cối đá
-
Nói đi cũng phải, nói lại cũng hay
Nói đi cũng phải, nói lại cũng hay
Dị bản
Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong
-
Nửa thật nửa bỡn
Nửa thật nửa bỡn
-
Lưỡi sắc hơn gươm
Lưỡi sắc hơn gươm
-
Người ba đấng, của ba loài
-
Thịt đầy xanh, không hành không ngon
-
Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Dị bản
-
Cây mây nở hoa trời hết sấm
-
Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn
-
Đã trót thì phải trét
-
Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
-
Nói cho Pháp nghe
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Nín đi thì dại nói lại cơ cầu
-
Nói là bạc, nín là vàng
Nói là bạc
Nín là vàng -
Nói lộn chạch lộn lươn
-
Nói năng quân tử cư xử tiểu nhân
Chú thích
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Cha bằng dái, con bằng khái
- Tương tự câu Con hơn cha là nhà có phúc.
-
- Người ba đấng, của ba loài
- Người có người tốt người xấu, của có của tốt của xấu.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Đã trót thì phải trét
- Đã bắt đầu làm một việc gì thì cho dù có khó khăn hoặc hết hứng thú cũng phải làm cho xong.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
- Tháng năm thường khô hạn, cá rô không có thức ăn nên gầy, xương xẩu cứng như dằm gỗ lim.
-
- Nói cho Pháp nghe
- Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...