Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
-
Nói cho Pháp nghe
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Nín đi thì dại nói lại cơ cầu
-
Nói là bạc, nín là vàng
Nói là bạc
Nín là vàng -
Nói lộn chạch lộn lươn
-
Nói năng quân tử cư xử tiểu nhân
-
Nếp sống xôi mô rền
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trên răng dưới dái
Dị bản
-
Nói lủng bủng như húp cháo nóng
Nói lủng bủng như húp cháo nóng
-
Nói khôn nói ngoan phải tránh kẻ đi ngang về tắt
Nói khôn nói ngoan phải tránh kẻ đi ngang về tắt
-
Nói khó cho qua buổi chợ
-
Nói hay cày dở
Nói hay, cày dở
-
Nay lần mai lữa
Nay lần mai lữa
-
Nào ai chấp chó lỏ bòi
-
Đá mèo khoèo rế
Dị bản
Đá mèo quèo chó
-
Gà mái gáy mai, lụn bại cửa nhà
-
Gà mái gáy gở
-
Gái lỡ thì gặp quan tri góa vợ
Chú thích
-
- Đã trót thì phải trét
- Đã bắt đầu làm một việc gì thì cho dù có khó khăn hoặc hết hứng thú cũng phải làm cho xong.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
- Tháng năm thường khô hạn, cá rô không có thức ăn nên gầy, xương xẩu cứng như dằm gỗ lim.
-
- Nói cho Pháp nghe
- Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Xôi rền
- Xôi dẻo, ngon, do được nấu kĩ.
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.
-
- Trên răng dưới dái
- Chỉ (người đàn ông) nghèo khổ hoặc vô tích sự, không có gì ngoài những thứ có sẵn (răng và dái).
-
- Cát tút
- Vỏ đạn, tiếng lóng chỉ dương vật. Từ này có gốc từ từ tiếng Anh cartouche, cũng được phiên âm thành ca tút hoặc cà tút.
-
- Nói khó
- Nói chuyện riêng, chuyện vãn cùng nhau (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Lỏ
- Ló lên, lộ ra, đưa ra.
-
- Bòi
- Dương vật.
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Mai
- Buổi sáng.
-
- Gà mái gáy gở
- Chuyện ít xảy ra, dân gian coi là điểm gở. Nghĩa bóng chê trách việc phụ nữ can thiệp vào chuyện đàn ông.
-
- Tri phủ
- Chức quan đứng đầu một phủ hoặc châu (tương đương với một huyện nhưng có vị trí quan trọng hơn), có quyền cao nhất cả về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt đó.