Ăn cơm thiếu đũa, giã gạo dư chày
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Vườn chớ mở ra, nhà chớ thu lại
Vườn chớ mở ra, nhà chớ thu lại
-
Trồng một cây, xây một am
-
Đưa người cửa trước rước người cửa sau
Đưa người cửa trước, rước người cửa sau
Dị bản
Đón người cửa trước, rước người cửa sau
-
Đỏ lửa, vàng chanh, xanh hoa lý
Dị bản
Đỏ lửa, vàng chanh, xanh thiên lý
-
Bán chè lạng
-
Vịt già gà tơ
Vịt già, gà tơ
-
Ăn trầu gẫm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đánh đề không lộn ăn lồn trẻ con
Đánh đề không lộn ăn lồn trẻ con
-
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
-
Nhức trốc buộc hương nhu
-
Rung kêu đàng nam, cá vàng cá bạc
-
Đói cơm còn hơn no rau
Đói cơm còn hơn no rau
-
Đánh nhau chia gạo, chào nhau chia cơm
-
Được một bữa cơm người mất mười bữa cơm nhà
Được một bữa cơm người mất mười bữa cơm nhà
-
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
-
Ăn cơm với rau phải ngắm sau ngắm trước
Ăn cơm với rau phải ngắm sau ngắm trước
-
Ăn cơm Phật lật đật cả ngày
Ăn cơm Phật lật đật cả ngày
Ăn cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ -
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
-
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Chú thích
-
- Am
- Chùa, miếu nhỏ để thờ thần linh.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Đỏ lửa, vàng chanh, xanh hoa lý
- Tiêu chuẩn màu xà cừ trong kỹ thuật khảm sen lọng.
-
- Bán chè lạng
- Buôn bán ế ẩm.
-
- Ăn trầu gẫm
- Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Hương nhu
- Một loại cây nhỏ, thân thảo. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hoặc hình trứng, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông. Toàn thân có mùi thơm nên tinh dầu được dùng để ướp tóc. Ở nước ta có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.
-
- Rung
- Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đánh nhau chia gạo, chào nhau chia cơm
- Người ta luôn sẵn sàng tranh đấu quyết liệt để đòi sự công bằng về vật chất (chia gạo), nhưng sau khi đã xác lập quyền sở hữu rồi thì lại sẵn sàng chia sẻ cho người khác (chia cơm).
-
- Thần Nông
- Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…