Ăn cơm Phật đốt râu thầy chùa
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
Ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia
-
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
-
Ăn cơm gà gáy, cất binh nửa ngày
-
Ra đàng hỏi con, nào ai hỏi của
-
Làm ruộng chết đói, làm muối chết lạt
Làm ruộng chết đói,
Làm muối chết lạt -
Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
Dị bản
Làm đĩ không xấu bằng xay cấu ban ngày
-
Nước cạn đặt nò, nước to đơm đó
-
Anh em trai như khoai mài chấm mật
-
Anh em rể như chổi xể quét nhà
-
Anh ba sương gặp nường bảy nắng
-
Ai vác dùi đục đi hỏi vợ
-
Ai lanh tay thì tày đũa
-
Ác đen đậu cây quế
-
Ai không ăn gai đầu mùa là dại, ai không ăn mít trái mùa là ngu
-
Ai đen ai trắng ra nắng mới hay
Ai đen ai trắng ra nắng mới hay
-
Ác ngồi ngọn tre, ác lo thân ác
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Học thì dốt, lồn tốt thì muốn
Học thì dốt, lồn tốt thì muốn
Dị bản
Học thì dốt lại muốn tốt lồn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hong hóng như lồn chực cưới
Hong hóng như lồn chực cưới
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mặt thiếu nhi, lồn Từ Hi thái hậu
Chú thích
-
- Ăn cơm gà gáy, cất binh nửa ngày
- Hành sự chậm chạp (ăn cơm từ lúc gà gáy nhưng đến giữa trưa mới cất binh ra trận).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đâm cấu
- Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
- Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
-
- Nò
- Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Khoai mài
- Một loại dây leo cho củ (gọi là củ mài, củ chụp hoặc củ hoài sơn). Củ mài ăn được và còn có tác dụng chữa bệnh.
-
- Rành rành
- Một số nơi gọi là cây rang hoặc cây chổi trện, một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng đồi núi. Rành rành được khai thác để làm chổi, gọi là chổi rành rành, chổi rang, chổi xể, hoặc chổi trện.
-
- Anh em rể như chổi xể quét nhà
- Sợi chổi xể to và cứng, chỉ dùng để quét sân, khi quét nhà thường bị vướng nền bật lại. Anh em rể thường hay khích bác nhau, ít nhường nhịn nhau.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Anh ba sương gặp nường bảy nắng
- Ba sương bảy nắng chỉ sự từng trải gian khổ. Nghĩa bóng: Đã rủi ro, cay cực lại càng thêm rủi ro cay cực.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Ai vác dùi đục đi hỏi vợ
- Làm việc gì cũng phải có cách thức, phương tiện phù hợp.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ai lanh tay thì tày đũa
- Đầu đũa phải so cho bằng (tày) thì mới gắp được nhanh và nhiều khi ăn. Nghĩa bóng: Nhanh nhẹn thì được hưởng lợi nhiều.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Ác đen đậu cây quế
- Chỉ sự không tương xứng, thường là trong quan hệ lứa đôi.
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Từ Hi Thái hậu
- (10/10/1833 – 15/11/1908) Hoàng thái hậu nhiếp chính thời nhà Thanh (Trung Quốc), phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu, Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã hậu (thời Hán) được xem là ba người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.