Lặn cho sâu, vò đầu cho sạch
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng
Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng
-
Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói
Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói
-
Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
Dị bản
Mưa không quá Ngọ,
Gió không quá Mùi
-
Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn
Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn
Dị bản
Môi mỏng hay hớt, môi trớt hay thừa
-
Bổ củi xem thớ, lấy vợ xem hông
Bổ củi xem thớ,
Lấy vợ xem hông -
Trai không vợ như ngựa không cương
Trai không vợ như ngựa không cương
-
Nói láo ông Táo bẻ răng
-
Một cầu giập dái, rái mọi cầu
-
Nhện chăng thì nắng, nhện vắng thì mưa
Nhện chăng thì nắng,
Nhện vắng thì mưa -
Thấp chui rào, cao lội nước
Thấp chui rào, cao lội nước
-
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Dị bản
Cơm chín tới, vợ mới về
-
Bụi lúa trồng bằng đồng lúa gieo
Bụi lúa trồng bằng đồng lúa gieo
-
Bí phân trâu, bầu phân lợn
-
Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi
-
Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên
Dị bản
-
Một nuộc lạt, một bát cơm
-
Cấy cạn đẻ nhiều là điều nhà nông
Cấy cạn đẻ nhiều là điều nhà nông
-
Cấy thưa hơn bừa kĩ
-
Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
Dị bản
Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau
Chú thích
-
- Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
- Kinh nghiệm đoán biết thời tiết: mưa buổi sáng thường không kéo dài sang quá buổi trưa (giờ Ngọ, từ 11h đến 13h); gió (bắc) thường lặng vào buổi chiều (giờ Mùi, từ 13h đến 15h).
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Ải
- Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.
-
- Ruồi vàng
- Loại ruồi có vạch màu vàng giữa ngực, kích cỡ lớn hơn ruồi đen nhưng nhỏ hơn ong mật. Ruồi vàng là loài côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn quả và đôi khi là cả cho người.
-
- Than Uyên
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Lai Châu. Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai, huyện Than Uyên là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông, có hệ thống sông suối chằng chịt, đồng thời có cánh đồng Mường Than, một trong bốn cánh đồng lớn nhất Tây Bắc.
-
- Tây Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Điện Biên, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Chiêm chấp chới, mùa đợi nhau
- Lúa chiêm hễ cấy trước là trổ trước (“chấp chới” giữa những thửa chưa trổ). Trong khi đó, lúa mùa dù cấy sớm hay muộn lại chờ đến dịp mới đồng loạt trổ cờ (cứ như là đợi nhau vậy).