Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Hơi hành giọng tỏi
    Chỉ lời nói dèm pha, khó nghe.
  2. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  3. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  4. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  5. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  6. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  7. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  8. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  9. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  10. Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
    Chỉ những người răng hô (vẩu).
  11. Cầu Rào
    Một cây cầu bắc qua sông Lạch Tray thuộc Hải Phòng . Cầu được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, thuộc địa phận làng Rào (tên nôm của làng An Khê).

    Cầu Rào hiện nay

    Cầu Rào hiện nay

  12. Cầu Đất
    Tên một con phố thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay. Có tên gọi như vậy vì trước đây có một cây cầu nhỏ bằng tre đắp đất (gọi là cầu Đất) bắc qua một con lạch tại khu vực này.
  13. Lời nói gói vàng
    Lời nói nếu khéo sử dụng cũng có giá trị như gói vàng.
  14. Cấm cảu
    Gắt gỏng, cáu kỉnh. Cũng như cắm cảu, cấm cẳn.
  15. Quản
    Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
  16. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  17. Giành
    Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

    Cái giành

    Cái giành

  18. Ba vành
    Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
  19. Dử
    Gỉ mắt (có nơi gọi là nhử). Miền Trung và miền Nam gọi là ghèn.
  20. Mực Tàu
    Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  21. Có bản chép: mười bảy lá me.
  22. Mặt rỗ hoa mè
    Có những vết sẹo nhỏ như hoa mè trên mặt, thường là hậu quả của bệnh đậu mùa.
  23. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  24. Răng chừ
    Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).