Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Xuýt chó bụi rậm
-
Khỏi họng, bọng dơ
-
Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy.
-
Cú có, vọ mừng
-
Chú khi ni, mi khi khác
-
Thấy bở thì đào, thấy mềm thì đục
Thấy bở thì đào, thấy mềm thì đục
-
Nước chảy bến mê, gió hun lửa dục
Nước chảy bến mê, gió hun lửa dục
-
Đặt lửa lửa đỏ, đặt cỏ cỏ cháy
Đặt lửa lửa đỏ, đặt cỏ cỏ cháy
-
Ở đâu âu đấy
-
Sống ở làng, sang ở nước
-
Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
-
Nhắc tay hay dạ
-
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
-
Cha tiền, mẹ bạc
-
Giật đầu cá, vá đầu tôm
Giật đầu cá, vá đầu tôm
Dị bản
Bán đầu cá, vá đầu tôm
-
Buộc cổ mèo, treo cổ chó
-
Thanh Hóa mất mùa xin ở lại
-
Rú tàn thì làng nát
-
Dâng nóng, hạ nguội
Chú thích
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Lặn ngòi ngoi nước
- Gian nan vất vả.
-
- Xuýt chó bụi rậm
- Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
-
- Bọng
- Bụng.
-
- Khỏi họng, bọng dơ
- Cần cẩn thận với miếng ăn khi đưa vào miệng.
-
- Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy
- Phải giữ mồm giữ miệng, cẩn thận lời tiếng nói để khỏi lỡ lời, vạ miệng.
-
- Cú có, vọ mừng
- Có tình cảm thân tình, trân trọng và mừng vui trước những kết quả của nhau.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chú khi ni, mi khi khác
- Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
-
- Âu
- Lo âu. Đọc chạnh từ ưu.
-
- Ở đâu âu đấy
- Ở nơi nào thì chăm lo, vun vén cho nơi ấy.
-
- Sống ở làng, sang ở nước
- Ngoài cuộc sống chu toàn ở làng xóm, còn phải có tiếng tăm, địa vị khiến nơi khác cũng phải kính nể.
-
- Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
- Trong buôn bán làm ăn, không được lãi cũng phải cố giữ cho được hoà vốn.
-
- Nhắc tay hay dạ
- Cầm lấy tay người nào là biết ngay lòng dạ người ấy.
-
- Cha tiền, mẹ bạc
- Chỉ cha mẹ giàu có, là nơi cậy nhờ của con cái.
-
- Buộc cổ mèo, treo cổ chó
- Chỉ người hà tiện, bủn xỉn.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dâng nóng, hạ nguội
- Chỉ việc con cháu thành tâm dâng cỗ cúng, lễ.