Chưa chồng đi dọc đi ngang
Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.
Chưa chồng đi dọc đi ngang
Dị bản
Một mình đi dọc đi ngang
Có chồng, có vợ thẳng đàng mà đi
Một mình đi dọc đi ngang
Có chồng, có vợ thẳng đàng mà đi
Máu loãng còn hơn nước lã
Máu chảy ruột mềm
Nở mày nở mặt
Mau mồm mau miệng
Mát mày mát mặt
Nói phải củ cải cũng nghe
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền
Mạnh được yếu thua
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị lại bồng con em
Bươm bướm mà đậu cành bông
Đã dê con chị lại bồng con em
Hay chi chọc gái có chồng
Cơm chan nước lã mặn nồng vào đâu
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
Anh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Kẻo lầm sao nầy, tội nghiệp cho em
Anh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Đừng để em lầm tội nghiệp bớ anh
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Theo Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Thác dài đến trên dưới ba trăm thước. Không dốc nhưng có nhiều đá mọc ngầm dưới nước. Có ba tảng cao nhất, chỏm lên gần sát mặt nước. Nằm theo hàng dọc. Nước chảy xuống bị sức cản, bắn bọt tung tóe. Trông dạng nước chảy qua ba tảng đá ấy, lên cao rồi xuống thấp, giống như kiểu ngựa. Cho nên ba tảng đá mang tên là Kiều Nhất (tảng ở trên hết), Kiều Nhì (tảng ở giữa), Kiều Ba (tảng cuối). Sức nước qua thác Ngựa rất mạnh. Dòng nước chảy cuồn cuộn trông hung hãn như ngựa lồng. Do đó mà mệnh danh là thác Ngựa Lồng."
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Trâu ở thác Trâu Đụng lại nằm phía giữa dòng. Và có ba con. Trâu mẹ nằm giữa, hai trâu nghé nằm hai bên. Bè ở trên theo sức nước trôi xuống, nếu lỡ tay sào, thì nhất định bị đụng vào đá, không đụng vào tảng này cũng đụng vào tảng kia. Mà một khi đụng vào thì hoặc chìm hoặc vỡ, chớ khó mà “bình yên.” Cho nên tay sào thật giỏi mới dám qua thác Trâu Ðụng."
Theo cuốn Xứ sở trầm hương của Quách Tấn: "Mệnh danh như thế là vì thác chảy theo hình cánh chỏ, trông giống dằng xay xay lúa. Nước chảy rất mạnh. Nơi nghẹo cánh chỏ có một cồn cát. Nước chảy xuống dội mạnh vào nghẹo cánh chỏ bị dội trở lại, một phần theo dòng sông chảy xuôi, một phần chạy vòng quanh cồn cát như kiểu xay lúa. Ðó là một điểm nữa làm cho thác lấy tên là Dằng Xay chớ không lấy tên Cánh Chỏ hay Chữ Chi. Bè ghe khi xuống gần đến khúc nghẹo dằng xay, thì các tay sào phải sẵn sàng giơ ra theo hướng thuận tiện để chống vào vách đá cho ghe bè theo đúng đường trôi xuôi. Nếu lỡ tay thì thế nào cũng bị va vào vách đá. Mà một khi bị va thì không vỡ cũng chìm, hoặc bị đẩy lọt vào phần nước bị dội và bị nước cuốn chạy vòng quanh cồn cát, phải tốn nhiều công sức mới ra khỏi vòng xà quây."