Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào chồng vợ phừng phừng máu dê
Tối về vợ cứ tỉ tê:
– Ngày mai ta lại tái dê, tương gừng!
Toàn bộ nội dung
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Người sao kiệu bạc, ngai vàng
Người sao kiệu bạc ngai vàng
Người sao cuối chợ đầu làng kêu ca
Người sao đệm thắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la suốt ngày
Người sao chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng
Người sao võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người sao năm thiếp bảy thê
Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu
Người sao kẻ quạt người hầu
Người sao nắng dãi mưa dầu long đong
Trời ơi! Trời ở bất công!Dị bản
Người thì kiệu bạc đai vàng
Người sao đầu chợ cuối đàng kêu ca
Người thì đệm gắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la tối ngày
Người thì chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi khố dây bẽ bàng
Người thì võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người thì ăn mặc phủ phê
Người sao đói rách, ê chề tấm thân.
-
Ăn cơm chúa, múa tối ngày
Ăn cơm chúa, múa tối ngày
-
Làm dâu trăm họ
Làm dâu trăm họ
-
Làm tùy chủ, ngủ tùy chồng
Làm tùy chủ, ngủ tùy chồng
-
Dưng dưng như cá vào lờ
-
Dì thằng cu như cánh hoa nhài
Dì thằng cu như cánh hoa nhài
Ba mươi sáu cánh tiếc tài nở đêm
Sáng trăng trong sáng cả ngoài thềm
Lại đây ta chắp áo mền đắp chung
Đêm đông thắp ngọn đèn lồng
Mình về có nhớ ta không hỡi mình
Chiếc thuyền nan anh giậm thình thình
Anh thì cầm lái cô mình phách ba
Có thương anh bẻ mái chèo ra
Sợ mẹ bằng biển sợ cha bằng trời
Anh thấy em anh cũng ưa đời
Biết rằng chốn cũ có rời ra chăng. -
Công em vun đất trồng đào
-
Công em vun vén cây hồng
-
Chàng về có nhớ em không
Chàng về có nhớ em không
Hay là vui thú vườn hồng mau quên. -
Chàng ra đi thì em bắt lại
-
Phềnh phềnh lớn giữa lớn ra
-
Còn duyên chửa nói đã cười
Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưaDị bản
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
-
Chàng đà yên phận tốt đôi
Dị bản
Chàng giờ an phận tốt đôi
Em đây lỡ lứa mồ côi một mình
-
Nhà gần chợ để nợ cho con
Nhà gần chợ để nợ cho con
Dị bản
Hay đi chợ để nợ cho con
-
Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
Dị bản
Bán gà tránh gió, bán chó tránh mưa
Bán gà kiêng trời gió, bán chó kiêng trời mưa
-
Chưa buôn thì vốn còn dài
Chưa buôn thì vốn còn dài
Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi. -
Chưa biết anh em còn ao ước
Chưa biết anh em còn ao ước
Biết anh rồi nhạt như nước ốc ao bèo. -
Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật
Làm quan ăn lộc vua
Ở chùa ăn lộc Phật -
Chưa chồng đậy đậy che che
Chưa chồng đậy đậy che che
Có chồng giao cả thuyền bè cho ai.
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Phong vũ
- Gió mưa (từ Hán Việt)
-
- Bắt trâu
- Một lối phạt vạ ngày xưa. Gia đình nào có gái chửa hoang phải nộp trâu cho làng.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
- Ngày gió gà dễ bị toi, ngày mưa thì chó xấu mã.