Toàn bộ nội dung
-
-
Ngó lên trên trời, trời cao trăm trượng
-
Biển tình chìm nổi, bối rối tư lương
-
Đêm năm canh dĩa đèn khô cạn
-
Khi xưa em ở ngoài biển, anh ở chốn lâm trung
-
Ba đồng một quả đậu xanh
-
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển,
Đêm khuya, trời phất phưởng ngọn gió đông
Da thời lạnh ngắt như đồng,
Tay bồng con dại, cám cảnh cho chồng lắm thay! -
Ơi đò ngang qua, đò ngang lại
-
Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã
-
Núi sơn lâm nuôi nhân đào tản
Núi sơn lâm nuôi nhân đào tản,
Biển tây hồ trợ kẻ lâm nguy.
Thương nhau dắt lấy nhau đi,
Ơn thầy nghĩa mẹ lo chi trả đền! -
Lụt bão rồi, ngành ngọn xơ rơ
Lụt bão rồi, ngành ngọn xơ rơ,
Con chim không nơi đậu, biết dật dờ phương nao -
Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn
Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn,
Núi Lâm Sơn thường tháng thường cao;
Thuyền quyên ướm hỏi anh hào,
Sự tình thâm nhiễm, chàng tính làm sao cho thiếp nhờ?
– Khi anh ra đi thì biển hồ lai láng,
Chừ anh viếng lại, mần răng biển lại thành gò?
Sự tình thâm nhiễm, để anh so tháng ngày.Dị bản
-
Động trời biển mới dậy theo
Động trời biển mới dậy theo,
Biển đâu dám động, biển leo trước trời -
Ngó lên trên trời, sao băng tứ diện
-
Một con tép chết không thối biển
Một con tép chết không thối biển
-
Một chạch chẳng đầy đầm
-
Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn
Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn
-
Khó mà xứ biển em theo
-
Khơi: thu, ngừ, nục; lộng: ve, đục, xòe
-
Ruốc đỏ, cá đen, nhìn quen mới thấy
Chú thích
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Tiên Phước
- Địa danh nay là một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ chừng 25km về phía Tây. Ở đây có đặc sản là tiêu Tiên Phước, một loại tiêu có vị cay nồng nhưng rất thơm. .
-
- Mì Quảng
- Một món ăn đặc trưng của tỉnh Quảng Nam, làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... vào bát mì để thêm hương vị.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Dĩa đèn dầu
- Loại đèn thắp ngày xưa, trước khi đèn Hoa Kỳ xuất hiện. Dĩa đèn dầu là một cái dĩa (thường bằng sứ), trong chứa dầu lạc và có một sợi bấc.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Ra vời
- Ra khơi đánh bắt cá.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Bạch Cư Dị
- (772 - 846) tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ hoặc Túy Ngâm tiên sinh, đồng thời vì có thời gian làm chức tư mã ở Giang Châu nên cũng gọi là Giang Châu Tư mã. Ông là nhà thơ Trung Quốc đời Đường, rất nổi tiếng với hai bài thơ Trường hận ca kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, và Tì bà hành kể về cuộc gặp gỡ của chính tác giả với một ca kĩ đàn tì bà. Người đời sau xếp tài thơ của ông chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
-
- Áo xanh Tư Mã
- Một ý trong bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị, sau khi nhà thơ cùng bạn hữu nghe câu chuyện của người ca nữ:
Tọa trung khấp hạ tùy tối đa,
Giang Châu tư mã thanh sam thấp.Dịch nghĩa:
Trong những người ngồi (trong thuyền) ấy ai là người khóc nhiều nhất
Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanhBản dịch của Phan Huy Thực:
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang châu Tư mã đượm mùi áo xanh.
-
- Khách thiên nhai
- Khách ở chân trời, lấy ý từ bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị:
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.Dịch nghĩa:
Cùng là kẻ lưu lạc ở nơi chân trời
Gặp gỡ nhau hà tất đã từng quen biếtBản dịch của Phan Huy Thực:
Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Anh hào
- Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Khơi
- Vùng biển ở xa bờ.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá ngừ
- Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...
-
- Cá nục
- Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Cá đục
- Một loại cá biển, dài khoảng 10-15 cm thân to bằng ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.
-
- Cá xòe
- Tên một loại cá thịt ngon, có nhiều ở vùng biển Quảng Bình.
-
- Ruốc
- Một loại tôm nhỏ (chỉ dài khoán 10-40mm), thường được đánh bắt dùng để làm mắm (mắm ruốc, mắm tôm hoặc mắm chua) hay phơi khô thành ruốc khô, có thể xay vụn thành bột ruốc.