Toàn bộ nội dung
-
-
Lạch Vạn có lèn Hai Vai
-
Một lần không tốn, bốn lần không xong
Một lần không tốn, bốn lần không xong
-
Một đời ta, ba đời nó
Dị bản
Một đời ta, ba bảy đời nó
Một đời ta, muôn vàn đời nó
-
Đầu bằng quả quýt, đít bằng cái thúng
-
Có cổ mà không có đầu
-
Cây không lá, cá không xương
-
Cây cao ngàn trượng, lá rụng tứ tung
-
Cây lăn tăn, dễ ăn khó trèo
-
Bằng nửa cổ tay, nhay nhay những máu
-
Ba thằng xuống tắm ao tròn
-
Ăn nằm ngửa, ngủ nằm nghiêng
-
Ngon như cháo chó
Ngon như cháo chó
-
Mẹ già lút cút lui cui
-
Thừa mạ thì bán, chớ có cấy ráng ăn rơm
-
Lặn ngòi ngoi nước
-
Xuýt chó bụi rậm
-
Khỏi họng, bọng dơ
-
Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy.
-
Cú có, vọ mừng
Chú thích
-
- Săn sắt
- Còn gọi là cá thia lia hoăc cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân hình rất nhỏ nhưng rất phàm ăn.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Diễn Châu
- Địa danh trước là một phủ (nên còn gọi là phủ Diễn) thuộc xứ Nghệ An, nay là các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An mà tiêu biểu là huyện Diễn Châu. Diễn Châu là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, danh nhân văn hóa…
-
- Trang Hà
- Một địa danh nay thuộc xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Một đời ta, ba đời nó
- Nên biết tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, không nên dè xẻn, hà tiện quá mức.
-
- Lồng bàn
- Đồ đan bằng tre nứa, ngày nay còn được làm bằng nhựa, có hình thúng, dùng để đậy thức ăn, chống ruồi muỗi đậu vào.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Chay
- Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.
-
- Cúng đất
- Cũng gọi là cúng tá thổ (thuê, mướn đất), một tục lệ để cầu thần linh, linh hồn những người bản địa, xin phù hộ độ trì để sinh sống, lập nghiệp được bình yên, sung túc.
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Lặn ngòi ngoi nước
- Gian nan vất vả.
-
- Xuýt chó bụi rậm
- Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
-
- Bọng
- Bụng.
-
- Khỏi họng, bọng dơ
- Cần cẩn thận với miếng ăn khi đưa vào miệng.
-
- Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy
- Phải giữ mồm giữ miệng, cẩn thận lời tiếng nói để khỏi lỡ lời, vạ miệng.
-
- Cú có, vọ mừng
- Có tình cảm thân tình, trân trọng và mừng vui trước những kết quả của nhau.