Lưỡi cày đóng sét đã lâu
Thấy cuốc sáng sủa, câu mâu phân bì
– Một lò chẳng biết cớ gì
Mày thì sáng sủa, tao thì lu câm
– Có làm tao mới sáng trưng
Ở không đóng sét thì đừng cà nanh
Toàn bộ nội dung
-
-
Nghĩ em đáng lạng vàng mười
-
Mượn màu một chút làm duyên
-
Con ai mà chẳng con cha
Con ai mà chẳng con cha
Cháu ai mà chẳng cháu bà cháu ông -
Người già mà lấy vợ tơ
Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân -
Ở đời thà chịu thiệt mình
Ở đời thà chịu thiệt mình
Chớ đừng tàn hiếp vì ta hại người -
Ở nhà chả chịu tiếp ai
Ở nhà chả chịu tiếp ai
Ra đường mới biết chả ai tiếp mình -
Tham thì thâm, lầm thì thiệt
Tham thì thâm, lầm thì thiệt
-
Trai Hai Huyện, gái miệt Vườn
-
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Dị bản
Thừa trong nhà mới ra bề ngoài
-
Sa chân chết đuối
Sa chân chết đuối,
Sẩy miệng chết oan -
Tháng ba, mười ba còn ghi
-
Nói xa đây đã biết gần
-
Phảng đâu, cù nèo đó
-
Tay bậu vừa trắng vừa tròn
-
Chiều nay biết ở hay về
Chiều nay biết ở hay về,
Lấy khăn lụa trắng em đề câu thơ
Câu thơ, ba bốn câu thơ:
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương. -
Chiều chiều ra đứng vạt ngò
-
Cây bần gie, cây bần liệt, diệc đậu cây chanh
-
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ
Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời
Cấy cày cực lắm em ơi
Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no
– Gái Ba Xuyên tuy quê mùa dân dã
Tóc dài bỏ xõa áo vải bà ba
Nắng táp mưa sa mà mịn da dài tóc
Không đẹp bằng ai nhưng vừa vóc
Tuy quê quýt nhưng không thích trai vườn
Trai mà dở dở ương ương
Ngồi không hái trái hết đường tương lai -
Bước lên xe, đầu đội khăn rằn
Bước lên xe, đầu đội khăn rằn
Dáng đi yểu điệu, ngồi gần say mêDị bản
Bước lên xe, đầu đội khăn rằn
Nói năng đúng điệu, tảo tần bán buôn
Chú thích
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Cà nanh
- Ghen tị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Miệt Hai Huyện
- Còn có tên là miệt Chợ Thủ hay miệt Ông Chưởng ("miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền). Đây là địa danh chỉ vùng cù lao Ông Chưởng, nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, không phải là địa danh Chợ Thủ ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, cái tên Hai Huyện bắt nguồn từ tên huyện Tân Bình và huyện Phước Long, hai đơn vị hành chính đầu tiên được chúa Nguyễn thiết lập ở miền Nam, tương ứng với Sài Gòn và Biên Hòa ngày nay. Khi quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân vào đánh Campuchia, người dân và binh sĩ từ hai huyện này đã theo chân ông đến An Giang lập nghiệp.
Miệt Chợ Thủ xưa nay là khu vực trù phú, văn minh ở miền Tây. Tại đây có nghề vẽ tranh kiếng thủ công và nghề mộc khá nổi tiếng.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Nhật thực
- Hiện tượng thiên văn học xảy ra khi mặt trăng chen vào giữa mặt trời và trái đất. Khi quan sát từ trái đất, mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời, làm trời tối giữa ban ngày và cho cảm giác mặt trời bị mặt trăng ăn (thực).
-
- Bài ca dao này nói về trận bão năm Giáp Thìn (1904). Các cụ già kể lại: Một trận mưa bão dữ dội kéo dài suốt ngày 13 tháng 3 âm lịch làm trời đất tối âm u.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nam Bộ trước đây, dân ta khi trồng lúa chỉ cần là phát cỏ rồi cấy, chứ không cày bừa. Phảng và cù nèo là hai dụng cụ quan trọng và luôn luôn đi liền với nhau trong khâu phát cỏ.
Cầm cây phảng trên tay, nghiêng mình xuống phát rồi đưa phảng lên, bước tới mà chém tiếp là việc nặng nhọc... Muốn cho cỏ chết, phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để gốc cỏ bị thúi luôn... Nếu lấy trung bình một lát chém là 36 tấc vuông (hình vuông mỗi cạnh 6 tấc) thì muốn dọn cho sạch cỏ trong một công đất, cần đến non 2.000 lát chém. Cây phảng trung bình nặng hơn 3 kí-lô...
Tay mặt quơ cây phảng, tay trái lại cầm cây cù nèo (còn gọi là kèo nèo) để kèo (vạch cỏ) cũng 2.000 lần cho trống chân cỏ, không thể chém bừa bãi trên ngọn vì như thế thì cỏ sẽ mọc lại. Người phát phải khom lưng cho lưỡi phãng nằm ngang song song mặt nước và dưới mặt nước...
(Cá tính miền Nam - Sơn Nam)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Thành Nội
- Bên trong Kinh thành Huế.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhắc đến chuyện tình của vua Bảo Đại và bà Nguyễn Hữu Thị Lan, người gốc Gò Công (sau bà trở thành Nam Phương Hoàng Hậu).
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Diệc
- Một loài chim giống như cò, thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá... Diệc mốc có bộ lông màu nâu. Ngoài ra còn có diệc ba màu, diệc xanh...
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Nhơn Ái
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).