Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  2. Chè (trà) mà hâm lại nước thứ hai thì vị nhạt nhẽo, uống không ngon. Con gái ngủ trưa thì thường lười biếng, hay bê trễ việc nhà cửa.
  3. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  4. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  5. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  6. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  7. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  8. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  9. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  11. Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
    Chỉ những người răng hô (vẩu).
  12. Cầu Rào
    Một cây cầu bắc qua sông Lạch Tray thuộc Hải Phòng . Cầu được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, thuộc địa phận làng Rào (tên nôm của làng An Khê).

    Cầu Rào hiện nay

    Cầu Rào hiện nay

  13. Cầu Đất
    Tên một con phố thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay. Có tên gọi như vậy vì trước đây có một cây cầu nhỏ bằng tre đắp đất (gọi là cầu Đất) bắc qua một con lạch tại khu vực này.
  14. Tắc, hò, rì
    Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
  15. Sáng tai họ, điếc tai cày
    (Trâu, bò cày) Khi được bảo nghỉ ("họ") thì nghe ngay, khi bảo cày thì lờ đi như điếc. Chỉ những người lười biếng, không thích làm việc, chỉ thích chơi bời.
  16. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  17. Ăn ở trần, mần mặc áo
    Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khoẻ, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.
  18. Ôm cây đợi thỏ
    Từ thành ngữ Hán-Việt Thủ chu đãi thố 守株待兔 (giữ gốc cây đợi thỏ). Theo sách Hàn Phi Tử: Nước Tống có một người nông dân kia đang làm đồng bỗng thấy một con thỏ hoảng loạn chạy vụt qua và đâm đầu vào cây mà chết. Người nọ hí hửng chạy tới nhặt, rồi kể từ đó bỏ bê công việc đồng áng, cứ ngồi dưới gốc cây đợi một con thỏ khác [đâm đầu vào]. Thiên hạ nghe chuyện ai cũng chê cười.
  19. Chòi mòi
    Còn gọi tòi mòi, chồi mòi, chu mòi, châm mòi, chua mòi, chóp mòi, mà ca, xô con, cây gỗ nhỏ thuộc họ Thầu dầu, cao 3-10 m, nhánh cong queo, mọc hoang ở vùng rừng thưa và đôi khi ở đồng bằng. Vỏ, cành con, lá chòi mòi dùng làm vị thuốc Đông y chữa đau đầu, tiêu chảy, làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp điều kinh.

    Cây chòi mòi

    Cây chòi mòi

  20. Minh Phú
    Tên một xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  21. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  22. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  23. Vùa
    Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.

    Từ này cũng được phát âm thành dùa.

  24. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  25. Lồng mốt, lồng hai
    Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai

  26. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.