Phận em là gái cô bác ơi
Kẻ đi qua cọ ba bốn cái
Người đi lại cọ chín mười lần
Em không cho, mích lòng cô bác
Em cho cọ rồi ướt áo mình em
Toàn bộ nội dung
-
-
Hai tay nắm lấy hai tay
-
Khóc như cha chết
Khóc như cha chết
-
Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
-
Xa em nhớ vị sim lo
-
Ở nhà con khách mách tương liên
-
Lấy xôi làng đãi ăn mày
-
Ông Đùng bà Đà, ông Đa bà Mít
-
Những người con dõi cháu dòng
Những người con dõi cháu dòng
Tây đen lắm chị đem lòng thương yêu
Chỉ yêu vì nỗi tiền nhiều
Thấy đồng bạc trắng quyết liều môi son -
Ông Giăng mà lấy bà Sao
-
Ông Tơ, bà Nguyệt lừa ta
-
Ước gì anh lên được trời
Ước gì anh lên được trời
Anh chôn bà Nguyệt, anh vùi ông Tơ -
Em nói nên mà dạ ở không nên
-
Em nấu cơm quên đơm vào rá
-
Em có chồng về xứ Bạc Liêu
-
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn
-
Bướm bay thường, sao bướm không dựa vườn bông
Bướm bay thường, sao bướm không dựa vườn bông
Anh đi thường, sao anh không ghé, để em đêm trông ngày chờ -
Gà nâu chân thấp mình to
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về -
Gà lấm lưng, chó sưng đồ
-
Gà cồ mà ăn tấm nong
Chú thích
-
- Đá mài
- Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.
-
- Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
- Mâm cỗ có đơn sơ (lưng, không đầy đủ do nhiều hoàn cảnh) không đáng trách bằng việc con cháu quên ngày giỗ ông bà, cha mẹ.
-
- Sim lo
- Một món canh của người Miên, phiên âm từ tiếng Khmer som lo m'chu (nghĩa là canh chua), thành phần chủ yếu gồm thịt, cá, rau tập tàng nấu với mắm bò hóc. Tùy theo nguyên liệu chính mà người ta gọi tên món là sim lo măng, sim lo bầu, sim lo cá v.v. Cũng đọc là xiêm lo hay xim lo.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Tương liên
- Có mối quan hệ gắn kết với nhau (từ Hán Việt).
-
- Lấy xôi làng đãi ăn mày
- Có nghĩa tương tự như câu Của người phúc ta.
-
- Ông Đùng bà Đà
- Đôi vợ chồng khổng lồ vào thời hỗn mang trong thần thoại Việt Nam, có thân hình rất cao lớn và sức khoẻ phi thường.
-
- Ông Đa, bà Mít
- Hai nhân vật trong chuyện kể dân gian, lấy tên từ cây đa và cây mít, mang ý nghĩa tâm linh.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Thân phụ
- Cha (từ Hán Việt).
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Gà lấm lưng, chó sưng đồ
- Gà mái bị trống đạp nên lưng bị lấm, chó cái bị nhảy (sưng bộ phận sinh dục). Theo kinh nghiệm dân gian, gà và chó thời kì động dục thì thịt ngon.
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.