Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Cờ ngoài bài trong
    Khi đánh cờ (tướng) phải bày các con cờ ra cho đối thủ thấy, ngược lại khi đánh bài phải giấu các quân bài của mình đi.
  2. Nam thực như hổ, nữ thực như miêu
    Con trai ăn (mạnh) như hổ, con gái ăn (nhỏ nhẻ) như mèo.
  3. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  4. Phỉ
    Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
  5. Quyền thằng hủi
    Nắm tay (quyền) của người bị hủi thường không có ngón. Quyền thằng hủi là một lối nói dùng để chê những tay võ kém cỏi, nói rộng ra thì nó được dùng để chê chung những kẻ bất tài mà lại nắm những vị trí quan trọng (theo An Chi).
  6. Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận
    Một cách nói bỡn cợt có nguồn gốc từ câu "Nam nhi chi chí, nữ nhi chi hạnh."
  7. Tôn Tẫn
    Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.

    Tôn Tẫn

  8. Khổng Tử
    Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Quốc, được đời sau tôn xưng là "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời). Đạo Khổng (Khổng giáo, cũng gọi là Nho giáo) do ông khởi xướng có ảnh hưởng rất lớn tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
  9. Binh cơ
    Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
  10. Kinh Kha
    Một kiếm khách sống vào thời nhà Tần, Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong lịch sử nhờ ám sát (bất thành) Tần Thủy Hoàng và bị giết chết.
  11. Yên hà
    (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.

    Nghêu ngao vui thú yên hà,
    Mai là bạn cũ hạc là người quen

    (Nguyễn Du)

  12. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  13. Bài này tả một người hút thuốc phiện.
  14. Dạc
    Mòn vẹt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Nại Hiên
    Một làng biển nay thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
  16. Trong bài viết Lại bàn về các địa danh ở Đà Nẵng, tác giả Lưu Anh Rô cho rằng: Hai chữ Nại Hiên có nghĩa chung là “Nơi ở của những người chịu đựng gian khổ”. Bởi, “Nại” có nghĩa là “chịu đựng”, “Hiên” có nhiều nghĩa nhưng nghĩa phù hợp với địa dư làng này phải là “nhà nhỏ” (hoặc hành lang, túp lều). Lại thêm, để viết được chữ muối thì phải viết chữ “diêm” mà chữ này lại có chữ “lỗ” (nghĩa là đất có vị mặn không thể cày cấy được). Như vậy, Nại Hiên là làng của những người mà đất đai bị nhiễm mặn không thể cày cấy được, họ kiếm kế sinh nhai bằng nhiều cách.
  17. Dương Đông
    Tên thị trấn huyện lị của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

    Bến cảng Dương Đông

    Bến cảng Dương Đông

  18. Cáo chết ba năm quay đầu về núi
    Bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán "Hồ tử thú khâu", có nghĩa là "Cáo chết hướng [về] gò". Câu này chỉ những người yêu quê hương, tuy sống ở tha phương nhưng lúc chết muốn được chôn ở quê nhà. Thành ngữ "Cóc chết ba năm quay đầu về núi" là một phiên bản sai, bị bóp méo từ câu này, theo diễn giải của học giả An Chi.
  19. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  20. Nậy
    Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  21. Cấy
    Cái, một cái (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  22. Nác lợn nậy hơn cấy lợn con
    Thịt của những con lợn to thì ngon hơn lợn nhỏ.
  23. Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  25. Ná chẻ thì chìm, lim chẻ thì nổi
    Lim để cả súc gỗ lớn thì chìm nhưng xẻ thành tấm mỏng thì nổi. Còn nứa để cả cây thì nổi nhưng xẻ ra lại chìm.
  26. Hèo
    Một loại cây thuộc họ cau, thân thẳng có nhiều đốt, thường dùng làm gậy. Gậy làm bằng thân cây hèo cũng được gọi là hèo.
  27. Có bản chép: Không bùa, không ngải.
  28. Đoái
    Nghĩ tới, nhớ tới.