Toàn bộ nội dung
-
-
Người mà không biết họ hàng
-
Nghèo thì nghèo ruộng nghèo bò
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo bò
Nghèo chi tiếng nói mà mò không ra?Dị bản
Nghèo thì nghèo ruộng, nghèo trâu
Nghèo chi câu nói, cứ một câu nói hoài?
-
Nghèo thì ăn sắn ăn khoai
Nghèo thì ăn sắn ăn khoai
Ai ơi đừng có theo loài Pháp gian -
Mai thích Huế, xế thích Quảng
-
Nhà giàu có mấy chiếc tàu
-
Ðường nào dài bằng đường Trần Hưng Ðạo
Ðường nào dài bằng đường Trần Hưng Ðạo
Lính nào xạo cho bằng lính hải quân -
Có mặt thì mắng, vắng mặt thì thương
Có mặt thì mắng, vắng mặt thì thương
-
Con ơi học lấy nghề bà
Con ơi học lấy nghề bà
Trầu xin thì đớp, trầu mua thì đừng -
Con cá trê nó béo tại kì
-
Câm hay ngóng, ngọng hay nói
Câm hay ngóng, ngọng hay nói
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cái địt là cái trời cho
Cái địt là cái trời cho
Nếu ai không địt ốm o gầy mòn -
Rạp hát bóng chào rào chộn rộn
Rạp hát bóng chào rào chộn rộn
Sở đồ hình ngồi đứng chỉnh tề
Thăm em một chút anh về,
Chơi khuya lính bắt khó bề phân buaDị bản
Nhà hát bóng chào rào chộn rộn
Sở chụp hình ngồi đứng chỉnh tề
Thăm em một chút anh về
Chơi khuya lính bắt khó bề phân qua
-
Nhà ta ba bốn chị em
Nhà ta ba bốn chị em
Mẹ ta còn thèm một chút rể xa
Ta về ta bảo mẹ ta
Rể gần cho ruộng, rể xa cho tiền -
Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước chảy mạnh cặc bần run bây bẩy
-
Rèm sưa ba bức mành mành
-
Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
Nhịn đói nằm co còn hơn ăn no vác nặng
-
Nhìn ra sậy xám, lau vàng
-
Nhện sa xuống nước nổi phình
Chú thích
-
- Mất hút con mẹ hàng lươn
- Lươn trơn tuột, khó nắm bắt, từ đó mở rộng ra "con mẹ hàng lươn" (người đàn bà bán lươn) mà mất hút thì khó lòng tìm thấy. Chỉ những người (thường là lừa đảo) xong việc thì đi mất, không cách nào tìm lại được.
-
- Cô thân
- Cô đơn, một mình (chữ Hán).
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Mai thích Huế, xế thích Quảng
- Tính tình đồng bóng, lúc thế này, lúc thế khác. Buổi mai, buổi sáng thì thích Huế, xế chiều thì lại thích Quảng.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Kì
- Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rạp hát bóng
- Rạp chiếu phim (từ cũ).
-
- Sở đồ hình
- Trại giam (từ cũ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Sưa
- Thưa (phương ngữ).
-
- Mành mành
- Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Lu
- Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kiếu
- Xin phép để ra về.