Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Bánh giầy
    Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.

    Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.

    Bánh giầy

    Bánh giầy

  2. Lả
    Lửa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Ngàn Sâu
    Một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao Thừa (cao 1.100 m) và núi Cũ Lân (cao 1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà TĩnhQuảng Bình. Sông chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa), huyện Đức Thọ tạo thành sông La.
  4. Ngàn Phố
    Một phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố
    Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau
    Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
    Bưởi quê mình rời bến nối đuôi nhau...

    (Mùa hoa bưởi - Tô Hùng)

    Sông Ngàn Phố

    Sông Ngàn Phố

  5. Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Bụng báng
    Bụng to do nước ứ trong ổ bụng hoặc sưng lá lách.
  7. Gấy
    Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
  8. Nho Lâm
    Một làng nay thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, là nơi có nghề rèn cổ từng lừng danh khắp nước nhưng nay đã mai một. Tương truyền, tướng Cao Lỗ – người chế tạo ra nỏ thần (nỏ liên châu) cho Thục Phán An Dương Vương – chính là người truyền lại nghề rèn cho làng Nho Lâm.
  9. Quánh
    Đặc sệt, kết dính với nhau.
  10. Hà Tây
    Tên một tỉnh cũ, từ 2008 đã sát nhập vào Hà Nội. Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá, mộc Đại Nghiệp, tơ lưới Hà Thao, tò he Xuân La... Nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử như vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, làng cổ Đường Lâm, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây...

    Làng cổ Đường Lâm

    Làng cổ Đường Lâm

  11. Câu ca dao nhại theo lời bài hát Hà Tây quê lụa của nhạc sĩ Nhật Lai:

    Hà Tây cửa ngõ Thủ Đô
    Áo giáp chở che ngàn năm bền vững.

  12. Câu đối
    Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất)vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.

    Câu đối

    Câu đối

    Một đôi câu đối chữ Hán:

    Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
    Mai hoa hương tự khổ hàn lai

    nghĩa là:

    Hương hoa mai đến từ giá lạnh
    Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.

  13. Cui
    Một loại cây chịu nước mặn, có phiến lá lớn cứng giòn, gỗ chắc, mối mọt khó gặm, có thể dùng để đóng bàn ghế.
  14. Tảo tần
    Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
  15. Chằm
    Vá, may nhiều lớp.
  16. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  17. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  18. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  20. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  21. Nàng Bân
    Nhân vật chính trong sự tích rét Nàng Bân. Theo đó, nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng. Thấy mùa rét đến, nàng muốn đan cho chồng một cái áo ấm. Nhưng vì bản tính vụng về chậm chạp, đến khi nàng đan xong áo thì trời cũng hết rét. Thấy nàng buồn bã, Ngọc Hoàng cho trời rét thêm vài hôm nữa để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.
  22. Có bản chép: cổ tay.
  23. Tiên sư
    Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
  24. Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ xào rau muống
    Thịt trâu và rau muống khi chế biến qua lửa sẽ ngót lại rất nhiều, nên người xào hai món này dễ bị hiểu lầm là ăn vụng.
  25. Bình dân học vụ
    Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang

    Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.

    Bình dân học vụ

    Bình dân học vụ

  26. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  27. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  28. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  29. Quốc ngữ
    Trước gọi là chữ tân trào, hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latin thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ. Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin.
  30. Tú tài
    Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  31. Chanh giấy
    Một loại chanh vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua, thơm, múi xanh nhạt.

    Chanh giấy

    Chanh giấy

  32. Mắm mực
    Một loại mắm làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa. Mắm mực có mùi rất thơm, khi ăn chỉ cần cho ớt, tỏi và vài giọt chanh có thể ăn với cơm vào những ngày mưa rất ngon.

    Mắm mực

    Mắm mực

  33. Rau mũi viết
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rau mũi viết, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  34. Giấm son
    Thứ giấm rất chua nhưng dịu.
  35. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  36. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).