Ngày rằm, mùng một ăn chay
Ghét con mỏ nhọn tưởng hoài chả nem
Toàn bộ nội dung
-
-
Năm quan mua người mười quan mua nết
-
Nằm giường lèo lại đòi trèo trướng phụng
-
Nhớ khi rộn rịp bến tàu
-
Nhổ bìm nhổ lộn dây tiêu
-
Nhọ đen cũng thể là vàng
-
Vừa bằng một thước
-
Thằng làm thì đói
Thằng làm thì đói
Thằng nói thì no
Thằng bò thì sướng
Thằng bướng thì chết
Thằng bết thì tôn
Thằng khôn thì đập -
Dầu cù là xức vô một cái
-
Cá giếc nấu với rau răm
-
Cải lên ba lá ai nỡ ngắt ngồng
-
Chẳng lợp mà thành mái
-
Tà tà bóng ngả về tây
-
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Một số bà con ta hối hả đón mừng
Riêng tôi, tôi dửng dừng dưng
Nỗi lo thì có, nỗi mừng thì không
Lo là lo nay mới thoát khỏi cùm gông giặc Pháp
Biết đâu mai kia lại bị xích xiềng
Của kẻ khác tròng vào, thì ra có khác chi nào
Tránh nơi nọc rắn lại lâm vào miệng hổ mang -
Sa Pa đứng xa mà nói
-
Sông Cầu làm đầu câu chuyện
-
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
-
Chân không đến đất
-
Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
-
Quê tôi vốn ở Nguyệt Đàm
Chú thích
-
- Giường lèo
- Loại giường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu, có nguồn gốc từ Lào. Trước đây loại giường này thường được các nhà quyền quý đặt thợ người Lào làm, nên gọi là giường lèo (đọc trại chữ Lào). Sau này thợ của ta cũng làm được loại giường này, nhưng vẫn giữ tên giường lèo.
-
- Trướng
- Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
(Truyện Kiều)
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Thăng Bình
- Tên một huyện ven biển ở phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà Lam. Thời nhà Nguyễn, Thăng Bình là một phủ thuộc Dinh Quảng Nam. Huyện nổi tiếng với đặc sản khoai lang Trà Đỏa.
-
- Duy Xuyên
- Tên một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có truyền thống hiếu học. Nơi đây có hai thắng tích nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn và thành cổ Trà Kiệu.
-
- Bánh đập
- Cũng gọi là bánh dập hay bánh chập tùy theo vùng, một loại bánh phổ biến ở miền Trung. Bánh gồm một miếng bánh ướt ghép với một miếng bánh tráng nướng, xong đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng với mắm nêm hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng...
-
- Hòa Vang
- Địa danh nay là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng nhờ các địa điểm du lịch sinh thái như Bà Nà - núi Chúa, Suối Mơ...
-
- Điện Bàn
- Tên một thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng các làng nghề truyền thống như đúc đồng, gốm, gỗ mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, dệt chiếu, mì Quảng Phú Chiêm, bê thui Cầu Mống, khu du lịch Bồ Bồ, tháp Bằng An...
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầu cù là
- Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Sông Cầu
- Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Nguyệt Đàm
- Một thôn trước đây thuộc xã Yên Trung, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Sa Nam
- Thị trấn cũ, nay là thị trấn Nam Đàn thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại đây vào năm 722, Mai Thúc Loan đã cho xây thành Vạn An trên núi Đụn (tên chữ là Vệ Sơn) làm đại bản doanh, đánh tan quân nhà Đường ở châu Hoan rồi tiến quân ra Bắc chiếm thành Tống Bình, giải phóng đất nước. Hiện nay trên núi Đụn vẫn còn đền thờ ông.