Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngày xưa, người ta thường đun bằng bếp củi nên đít nồi thường có nhọ đen. Gọi "chị đen" là do vậy.
  2. Châu Ổ
    Địa danh nay là thị trấn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  3. Thạch An
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  4. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
    Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
  5. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  6. Có bản chép:

    Tháng Chạp là tiết trồng khoai
    Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

  7. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  8. Giậm
    Giẫm (cách phát âm của miền Trung và Nam).
  9. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  10. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  11. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  12. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  13. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  14. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  15. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má

  16. Cá chim
    Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.

    Cá chim

    Cá chim

  17. Môn tây
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Môn tây, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Thù đủ
    Đu đủ (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Một, hai... ở đây là cách đếm thứ tự (cái thứ nhất, cái thứ hai...) chứ không phải là số lượng.
  20. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  21. Cựu trào
    Triều cũ, thời cũ.
  22. Sưa
    Thưa (phương ngữ).
  23. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  24. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  25. Vỏng vảnh
    Như đỏng đảnh.
  26. Câu ca dao lưu truyền ở Bến Tre. Tỉnh gồm 3 dải đất cù lao hợp thành, kênh, rạch dày đặc nên người dân ở đây phải làm rất nhiều cầu khỉ.
  27. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Chợ Sạt
    Tên một phiên chợ đã có từ lâu đời tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
  29. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  30. Có bản chép: bạn xưa.
  31. Văn mình, vợ người
    Do câu Tự kỉ văn chương, tha nhân thê thiếp, nghĩa là văn của mình (thì hay), vợ của người khác (thì đẹp).
  32. Mâm đàn
    Mâm làm bằng gỗ đàn (bạch đàn), một loại gỗ quý, có mùi thơm.
  33. Bát bịt
    Loại bát (chén) có bịt vành quanh miệng bằng bạc, khi xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.