Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tràng Lưu
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
  2. Làng Hết
    Địa danh nay thuộc xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  3. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  4. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  5. Truông Cóc
    Một địa danh cũ nằm gần vàm Bao Ngược, nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Trước đây, vùng này nhiều cây cối, thú rừng, đặc biệt là cọp. Truông Cóc cùng với Sơn Quy là trận địa chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Trương Định.
  6. Ông Móm
    Người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai phá vùng Truông Cóc, mở đầu cho những người lập nghiệp tại vùng đất này, theo một số tư liệu.
  7. Cơ hàn
    Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.

    Bạn ngồi bạn uống rượu khan
    Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!

    (Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)

  8. Lích kích
    Lịch kịch. Phiền phức và mất nhiều công.
  9. Hóa
    Góa (từ cũ).
  10. Lộp
    Cũng gọi là lọp, một loại dụng cụ dùng bắt thủy hải sản phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ. Lộp được đan bằng tre, một đầu (hoặc cả hai đầu) có hom hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được nhưng không ra được.

    Cái lọp

    Cái lọp

  11. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  12. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  13. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  14. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  15. Đống Đa
    Địa danh nay là một quận nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan hai vạn quân Thanh xâm lược. Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp thành gò cao, trên gò cây cối mọc um tùm nên có tên là gò Đống Đa.

    Tượng đài Nguyễn Huệ ở gò Đống Đa

    Tượng đài Nguyễn Huệ ở gò Đống Đa

  16. Thanh miếu
    Ngôi miếu nằm trong khuôn viên chùa Bộc, thờ Sầm Nghi Đống và quân xâm lược nhà Thanh đã chết trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa, tương truyền do chính vua Quang Trung ra lệnh cho xây dựng.
  17. Chùa Bộc
    Tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, một ngôi chùa nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa nằm giữa khu vực diễn ra trận Đống Đa lịch sử năm 1789 (cách gò Đống Đa khoảng 300 mét), cạnh Núi Loa (Loa Sơn) còn gọi là núi Cây Cờ, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên thờ cả vua Quang Trung và vong linh những người đã chết trận.

    Tam quan chùa Bộc

    Tam quan chùa Bộc

  18. Lia thia
    Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.

    Cá thia thia

    Cá lia thia

  19. Đá bóng
    (Cá lia thia) đá với cái bóng của mình hiện ra trong tấm kính đặt đối diện họăc đá với bóng con lia thia khác đựng trong chai lọ sát bên. Lia thia được trong những keo, lọ, chai để san sát nhau, giữa có những tấm giấy bìa ngăn cách.Thỉnh thoảng, người ta lại rút tấm giấy bìa cho hai con lia thia đá bóng với nhau.
  20. Keo
    Lọ làm bằng thủy tinh hoặc , thường dùng để được nước hoặc các loại mắm.
  21. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  22. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  23. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  24. Vía lành, vía dữ
    Một quan niệm dân gian, theo đó những người vía dữ (nặng vía) dễ mang lại tai ương, xui xẻo cho người khác, ngược lại là vía lành (nhẹ vía). Xem thêm Ba hồn chín vía.
  25. Hàng sông
    Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.