Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tùng bá
    Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
  2. Chó ăn mồm
    Chửi hạng hỗn hào, gặp không biết chào hỏi ai.
  3. Đất thiếu nghĩa là nhà còn khó, nên trồng dừa để có cái ăn. Ngược lại, đất thừa nghĩa là nhà khá giả, có thể trồng cau để làm cảnh. Có nơi giảng đây là kinh nghiệm trồng dừa và cau, do đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên tùy theo điều kiện đất đai mà trồng cho thích hợp.
  4. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).
  5. Ông cả
    Người lớn nhất về vai vế trong gia đình, họ hàng, hoặc làng xóm.
  6. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  7. Ở đây có sự chơi chữ: "Cả" có nghĩa là nhiều, lớn.
  8. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  11. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Tay bằng miệng, miệng bằng tay
    Nói được, làm được.
  14. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  15. Con nước
    Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
  16. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  17. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.