Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  2. Mán, Mường
    Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
  3. Thất phu
    Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
  4. Ruộng ba bờ
    Cách nói ám chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ.
  5. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  6. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  7. Ba tiếng "tội chưa tề" ở đây vừa có nghĩa là "tội nghiệp chưa kìa" theo cách nói của người miền Trung, lại vừa mô phỏng tiếng kèn đám ma "tò tí te."
  8. Dôn
    Chồng (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
  9. Xởi lởi
    Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
  10. Xo ro
    Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
  11. Tày
    Bằng (từ cổ).
  12. Trưởng nam
    Con trai cả trong gia đình.
  13. Thanh yên
    Còn gọi là chanh yên, là một loại cây họ chanh. Quả ra vào tháng 6, khá to, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.

    Quả thanh yên

    Quả thanh yên

  14. Tội chi
    Tội tình gì... (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  16. Mây
    Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  17. Gà (từ Hán Việt).
  18. Thì la, thì lảy
    Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  19. Có bản chép: Thìa là, thìa lẩy. Hoặc: Chè la, chè lẩy.
  20. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  21. Dựa cột
    Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
  22. Có bản chép: Ăn quà là ba, Kêu ca là bốn.
  23. Láu táu
    Hấp tấp, lanh chanh.
  24. Nhân
    Lòng tốt, lòng yêu thương người.
  25. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  26. Bậu xậu
    Nói chệch từ bộ sậu, chỉ toàn bộ một nhóm người có liên hệ với nhau.
  27. Võ vàng
    Gầy ốm xanh xao. Còn nói vàng võ.