Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rau tập tàng
    Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.

    Rau tập tàng

    Rau tập tàng

  2. Con tập tàng: con đẻ hoang.
  3. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  4. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  5. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm
    Lưng thẳng, cân đối (trông như chữ “cụ” 具), vú đầy đặn, săn chắc (hình dáng như chữ “tâm” 心) là hai nét hay gặp của người phụ nữ mắn đẻ, khéo nuôi con.
  6. Vớ cọc chèo
    Từ cổ, hiện nay chỉ còn dùng ở một số vùng như Tam Kỳ (Quảng Nam). Theo Trịnh Mạnh trong tác phẩm Tiếng Việt lý thú, tập 1: "Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo."
  7. Ba Vì
    Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.

    Ba Vì được xem là dãy núi tổ của dân tộc ta.

    Ba Vì

    Ba Vì

  8. Kíp
    Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
  9. Bối
    Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
  10. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  11. Nọng
    Khoanh thịt ở cổ gia súc cắt ra, thường không ngon.
  12. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  13. Luôn tuồng
    Không phân biệt phải quấy, đầu đuôi. Cũng nói là luông tuồng hoặc buông tuồng.
  14. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  15. Ba tháng con sảy, bảy tháng con sa
    Trong ba tháng đầu thai kì, người mẹ thường dễ bị sẩy thai nhất. Từ tháng thứ 7 trở đi, thai phụ lại dễ bị đẻ non (con sa). Hai khoảng thời gian này là lúc thai phụ cần rất cẩn thận trong việc ăn uống, sinh hoạt.
  16. Bể
    Biển (từ cũ).
  17. Thanh Hoa
    Tên cũ của tỉnh Thanh Hóa, bao gồm toàn bộ tỉnh Thanh Hóa ngày nay và một phần của tỉnh Ninh Bình.
  18. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Ba
    Tiếng đọc chữ "hoa" dưới triều Nguyễn, để kiêng húy bà Hồ Thị Hoa, vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Thiệu Trị).
  21. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).