Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trâm gãy bình rơi
    Từ thơ của Bạch Cư Dị: Bình truỵ trâm chiết thị hà như / Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? Nó giống như cảnh biệt li của thiếp với chàng buổi sáng nay). Chỉ chuyện li biệt hoặc tình duyên tan vỡ.
  2. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  3. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  4. Lừa
    Lựa chọn.
  5. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  6. Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi
    Kinh nghiệm đoán biết thời tiết: mưa buổi sáng thường không kéo dài sang quá buổi trưa (giờ Ngọ, từ 11h đến 13h); gió (bắc) thường lặng vào buổi chiều (giờ Mùi, từ 13h đến 15h).
  7. Chình ình
    Đứng, nằm, ngồi ngay trước mặt người khác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. La Qua
    Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
  9. Mui, lái, mũi
    Các bộ phận của một con thuyền.
  10. Ban cua lưỡi trắng
    Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
  11. Vinh hiển
    Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
  12. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  13. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  14. Đẩn
    Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Lẩm
    Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.
  16. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  17. Ngãi nhơn
    Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  19. Mây
    Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  20. Can trường
    Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.

    Chút riêng chọn đá thử vàng,
    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

    (Truyện Kiều)

  21. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  22. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  23. Ăn nói cơ cầu
    Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Ngôn dực trường phi
    Lời nói có cánh, có thể bay xa.
  25. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  26. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Tỉa
    Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.