Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chúa
    Chủ, vua.
  2. Đồng
    Hay còn gọi là đồng cân, là đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương với 3.78 gram. Một đồng bằng với một chỉ trong kim hoàn.
  3. Hiện tiền
    Hiện tại.
  4. Giậm
    Giẫm (cách phát âm của miền Trung và Nam).
  5. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  6. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
  9. Cờ
    Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...

    Bắp đang trổ cờ

    Bắp đang trổ cờ

  10. Tang bồng
    Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
  11. Chợ Giữa
    Một địa danh thuộc xã Mỹ Lồng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
  12. Xóm Dưa
    Địa danh ngày trước thuộc làng Hộ Phước, tổng Minh Đạt, tỉnh Bến Tre, nay là ấp An Quới, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Có tên như vậy vì trước đây có rừng vông, sau được khai phá, trồng bầu bí, dưa cải, khổ qua
  13. Nây
    Béo, mập tròn, đầy đặn.
  14. Câu đối
    Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất)vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.

    Câu đối

    Câu đối

    Một đôi câu đối chữ Hán:

    Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
    Mai hoa hương tự khổ hàn lai

    nghĩa là:

    Hương hoa mai đến từ giá lạnh
    Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.

  15. Hạt gạo: xung quanh quầng vú phụ nữ có nhiều hạt nhỏ, đến tuổi dậy thì các hạt ấy nổi to ra nhìn như hạt gạo nên gọi là gai gạo. Chớp đông: mỗi khi phía đông bầu trời có chớp nhay nháy là báo hiệu sắp có mưa to gió lớn. Câu này ý nói: các bạn gái tới tuổi dậy thì tâm sinh lí và thể chất có nhiều thay đổi (quầng vú nổi "gai gạo"), cơ thể đang đà phát triển, chuẩn bị cho hoạt động giao phối và thụ thai (lồn chớp đông).
  16. Tam tinh
    Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
  17. Khoang nạng
    Ngấn khoang màu trắng chạy từ hai mép tai xuống, giao nhau tại ức con trâu, tạo thành hình chữ V, giống cái nạng.
  18. Đường xà cặp cổ
    Đường khoang trắng quấn quanh cổ trâu, giống như cái gông.
  19. Quảng Ngãi
    Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  20. Bình Định
    Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

    Bình Định

    Bình Định

  21. Thủ khoa
    Đứng đầu trong một kì thi (từ Hán Việt).
  22. Bài ca dao này thật ra là từ hai câu ca dao đối đáp nhau của người dân Bình Định và Quảng Ngãi. Nguyên vào đời vua Tự Đức năm thứ 4 (1851), triều đình cho lập trường thi Hương đầu tiên tại Bình Định dành riêng cho sĩ tử thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi vào Bình Thuận. Ba khoa thi đầu tiên (Nhâm Tí 1852, Ất Mão 1855 và Mậu Ngọ 1858) sĩ tử Bình Định giành trọn giải nguyên (đỗ đầu), sĩ tử Quảng Ngãi chỉ được á nguyên (hạng nhì). Từ đó người Bình Định có câu ca dao:

    Tiếc công Quảng Ngãi đường xa,
    Để cho Bình Định thủ khoa ba lần.

    Sang đến khoa Mậu Thìn (1868), Canh Ngọ (1870) và các khoa về sau, sĩ tử Quảng Ngãi đều chiếm được giải nguyên, từ đó có câu ca dao đáp trả:

    Tiếc công Bình Định xây thành,
    Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa.

  23. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  24. Giai nhân
    Người con gái đẹp (từ Hán Việt).
  25. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).