Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vô tri
    Không hiểu biết
  2. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  3. Có bản chép: "có người nào nghe"
  4. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  5. Yên Phụ
    Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
  6. Yên Quang
    Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
  7. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  8. Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi
    Câu ca dao này nhắc đến đến bốn danh nhân nổi tiếng của đất Đồng Nai thời xưa, nhân dân ca tụng và gọi họ là bốn con rồng. Trong đó:

    Nghĩa: Có thể là Bùi Hữu Nghĩa, nhà thơ và nhà soạn tuồng ở đất Nam bộ, từng làm quan dưới triều nhà Nguyễn ngày trước. Năm 1835, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Gia Định và từ đó được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Bùi Hữu Nghĩa là một người liêm chính nên không được lòng quan trên, cũng bởi vì điều này mà đường công danh của ông gặp khá nhiều bất trắc. Ông là một người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng, khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai là không biết đến tài năng của Bùi Hữu Nghĩa. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
    Trong một ý kiến khác, học giả Vương Hồng Sển cho rằng Nghĩa ở đây có thể là Trịnh Hoài Nghĩa, hậu duệ của Trịnh Hoài Đức, là một thầy dạy chữ Nho và rất giỏi về thi phú. Ông có để lại một vế đối mà chưa có ai đối được: "Hạng Võ khóc Ngu Cơ, ngơ cu Hạng Võ".

    Sang: Cũng theo học giả Vương Hồng Sển, Sang có thể là Phụng Hoàng San, một soạn giả cổ nhạc nổi tiếng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của tập "Bản đờn tranh & bài ca", gồm bản đờn của 11 điệu và lời của 24 bài hát.

    Lộc Lễ: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào giải đáp về thân thế của hai người này.

  9. Rầy
    La mắng (phương ngữ).
  10. Mê tâm
    Lòng dạ (đầu óc) u mê.
  11. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Có bản chép: "lai vãng"
  13. Đàm tiếu
    Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
  14. Thế thường
    Thói thường ở đời.
  15. Có bản chép: "tiếng đồn".
  16. Gió nam và gió nồm. Ở đây ý nói tiếng xấu.
  17. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  18. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  19. Quảng Tống
    Cách nói của Quảng Đông, chỉ người Hoa.
  20. Khố bẹ
    Khố dài, sau khi quấn xong vẫn thừa hai đầu như hai cánh xòe ra. Phân biệt với khố bao là khố may bằng bao đựng trấu và chỉ quấn ngang lưng.
  21. Thau rau
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thau rau, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  22. Văn nhân
    Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.

    Trông chừng thấy một văn nhân,
    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    (Truyện Kiều)

  23. Khoa mục
    Những danh mục, hạng, loại trong khoa cử thời phong kiến, như Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp... Những người đỗ đạt ngày xưa cũng gọi là người khoa mục.
  24. Phường
    Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).

    Con này chẳng phải thiện nhân
    Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng

    (Truyện Kiều)

  25. Bồi
    Người hầu hạ, giúp việc, thường là nam giới nhỏ tuổi. Từ này có gốc là phiên âm của từ tiếng Anh boy.

    Biết thân, thuở trước đi làm quách,
    Chẳng kí, không thông, cũng cậu bồi!

    (Than nghèo - Tú Xương)

  26. Cậu ấm cô chiêu
    Chiêu là từ chỉ học vị tiến sĩ thời Lê còn ấm là chức tước do triều đình ban cho con cháu các quan từ ngũ phẩm trở lên. Con cái những người này được gọi là "cậu ấm," "cô chiêu," sau được dùng để chỉ chung con cái những nhà giàu có.
  27. Cách
    Tước bỏ chức tước, phẩm hàm, công việc.
  28. Huỳnh tinh
    Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.

    Củ huỳnh tinh

    Củ huỳnh tinh

  29. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  30. Beng
    So sánh, bì (phương ngữ Bình Định).
  31. Trống chầu
    Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.

    Trống chầu

    Trống chầu

  32. Bắt
    Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  33. Bạch Huê
    Cũng gọi là Bạch Tuyết, một quân bài trong bài chòi, tượng trưng bộ phận sinh dục nữ. Ở một số địa phương miền Trung, bộ phận sinh dục nữ cũng được gọi là huê.
  34. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bạch Huê.
  35. Tái hồi
    Quay lại (từ Hán Việt).
  36. Mang ý dặn đi dặn lại
  37. Đôi chối
    Phân rõ phải trái với nhau trước người làm chứng.
  38. Chùa Keo
    Còn gọi là chùa Keo Thượng, một ngôi chùa cổ (xây năm 1630) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa nguyên là chùa Keo có từ thời Lý (tên Nghiêm Quang tự, sau đổi thành Thần Quang tự), được xây ở hương Giao Thủy (tên Nôm là Keo), phủ Hà Thanh, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Năm 1611, nước sông Hồng dâng lên làm ngập hương Giao Thủy nên một bộ phận dân làng buộc phải di cư lập làng mới Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, xây chùa Keo mới gọi là chùa Keo Thượng (phân biệt với chùa Keo Hạ do nhóm di dân khác lập ở Nam Định cũng trong thời gian ấy). Chùa mang nét kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu của thời Lê. Hàng năm vào các ngày đầu xuân và rằm tháng chín, nhân dân quanh vùng lại mở hội chùa rất đông vui.

    Chùa Keo

    Chùa Keo

  39. Tim
    Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  40. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  41. Ông mệ
    Ông bà (phương ngữ Trung Bộ).
  42. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  43. Bài này nhái lại hai câu trong Truyện Kiều:

    “Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

  44. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  45. Mán, Mường
    Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
  46. Thất phu
    Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).