Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  2. Tráp
    Đồ dùng hình hộp nhỏ bằng gỗ, thời trước dùng để đựng các vật nhỏ hay giấy tờ, trầu cau. Ở miền Trung, từ này cũng được phát âm thành trắp.

    Cái tráp

    Cái tráp

  3. Thuốc xỉa
    Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
  4. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  5. Xe tứ mã
    Xe bốn ngựa kéo.
  6. Quan viên
    (Kiểu cách) quan khách, những người tham dự cuộc vui nói chung.
  7. Nón Nghệ
    Thứ nón tốt xưa làm tại Nghệ An.
  8. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  9. Chĩnh
    Đồ đựng bằng sành hoặc đất nung, miệng hơi thu lại, đáy thót, nhỏ hơn chum. Xem thêm Cái chum
  10. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  11. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  12. Xôi vò
    Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.

    Xôi vò

    Xôi vò

  13. Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò

  14. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  15. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
  16. Cha nhỏ đầu, con nhỏ chân cùng chỉ chữ tiểu 小 (nhỏ) ở đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung và chân chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh, tức Nguyễn Quang Toản, con trai của Quang Trung. Năm Nhâm Tuất 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, qua được hai đời cha và con.
  17. Cơm đắp đầu gối
    Chỉ hành động ăn lót dạ, bắt nguồn từ thói quen của người nông dân.
  18. Có bản chép: mười bảy lá me.
  19. Mặt rỗ hoa mè
    Có những vết sẹo nhỏ như hoa mè trên mặt, thường là hậu quả của bệnh đậu mùa.
  20. Đất thổ
    Đất để ở.
  21. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  22. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  23. Riềng
    La rầy (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  24. Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  25. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  26. Vũng Thùng
    Tức vịnh Hàn, hay cửa biển Đà Nẵng.
  27. Câu ca dao này nói về việc thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858 tại cửa biển Đà Nẵng, gần bán đảo Sơn Trà.
  28. Tầm Vu
    Tên thị trấn của huyện lị Châu Thành, tỉnh Long An.
  29. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  30. Vọng cách
    Một loại cây mọc hoang có lá mọc đối, hình tim, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm. Quả tròn, cỡ đầu ngón tay, khi chín có màu đen. Lá có mùi thơm, thường dùng làm rau sống, nấu canh, cuốn thịt bò nướng…

    Cây cách

    Cây cách

  31. Chữ "cách" trong cây này đồng âm với chữ "cách" trong "cách trở" (lửa cháy ở Tầm Vu nhưng vì cách trở nên chỉ biết nắm thùng nước, đứng tại chỗ mà la làng).
  32. Phụ
    Làm trái với lời hẹn ước, hoặc phản lại công ơn hay lòng tin của ai đó. Từ này cũng được dùng để chỉ hành động đối xử tệ bạc với người đã có quan hệ yêu thương gắn bó.
  33. Vong
    Quên (từ Hán Việt).
  34. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  35. Vóc
    Thơm ngon (từ gốc Hán).
  36. Công đường
    Nơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.
  37. Gánh nước

    Gánh nước

  38. Tỏ
    Sáng, rõ.
  39. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  40. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  41. Sông Dinh
    Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng, chảy quanh thị xã Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Hiện sông đã bị bồi lấp. Chú ý: phân biệt với một số con sông ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tên là sông Dinh.
  42. Trừng
    Nổi lên, dâng lên (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  43. Nước rặc
    Nước thủy triều khi rút xuống.
  44. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  45. Đây là một câu sấm vào khoảng cuối thế kỉ 19. Năm 1885 vua Hàm Nghi nổi dậy chống Pháp ở Huế nhưng không thành công, phải rời khỏi kinh thành. Câu ca dao này là lời nhân dân mong đợi đến ngày vua trở về Huế. Việc này cuối cùng không xảy ra, nhà vua sau bị đày đi Algérie và mất ở đó.