Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xem chú thích Treo.
  2. Tất niên
    Cuối năm (từ Hán Việt).
  3. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  4. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  5. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  6. Thư thư
    Thong thả, từ từ, không bức bách.
  7. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Văn tự
    Văn bản, giấy tờ.
  9. Điếu
    Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  10. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  11. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  12. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  13. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Trượng
    Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
  16. Ga
    Gà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Trảo Nha
    Một làng cổ nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng đất này nổi tiếng từ xưa về truyền thống học vấn, có nhiều người đậu đạt cao, trong đó nổi tiếng nhất là họ Ngô trải mười tám đời quận công.
  18. Trự
    Chữ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Văn Cử
    Một làng thuộc xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  20. Trảo Nha là một làng đỗ đạt, nên đến con gà cũng gáy ra chữ. Văn Cử là làng nghèo khó, đến tiếng chó sủa cũng như đòi ăn.
  21. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  22. Có bản chép: Dựa.
  23. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  24. Bợp xợp
    Tóc tai rối bù, dài ngắn không đều (khẩu ngữ).
  25. Giữ giàng
    Như giữ gìn.
  26. Mẫu thân
    Mẹ (từ Hán Việt).
  27. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  28. Vùa
    Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.

    Từ này cũng được phát âm thành dùa.

  29. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  30. Lồng mốt, lồng hai
    Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai