Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sự đời
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  2. Có bản chép: Sự đời như cái lá đa. (Lá đa cũng là từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.)
  3. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  4. Bồ câu
    Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.

    Chim bồ câu

    Chim bồ câu

  5. Bài chòi
    Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”

    Một buổi hát bài chòi

    Một buổi hát bài chòi

    Xem hát bài chòi ở Hội An.

  6. Nguyễn Chí Thanh
    (1914 – 1967) Tên thật là Nguyễn Vịnh, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào."

    Nguyễn Chí Thanh

    Nguyễn Chí Thanh

  7. Phân bắc
    Phân người đã được ủ, dùng để bón cây.
  8. Phân xanh
    Tên gọi chung các loại cây, lá được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón.
  9. Bình Đông
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bình Đông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Vùa
    Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.

    Từ này cũng được phát âm thành dùa.

  11. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  12. Cái Đầm
    Tên một con rạch nằm giữa xã Hiệp Xương và một ấp của xã Bình Thạnh Đông, thuộc vùng xa vùng sâu của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
  13. Cá lành canh
    Loài cá nhỏ cùng họ với cá cơm, thân mỏng, dài (khoảng 20 mm) và thuôn, đuôi nhỏ, mình trắng trong, ít vẩy, đỉnh đầu và lưng có màu xanh đen, nhạt dần xuống phía bụng, đa số sống thành đàn ở hạ lưu các sông ngòi nước ngọt, ăn phù du và các động vật nhỏ. Cá lành canh thường được dùng nấu canh và làm chả.

    Cá lành canh

    Cá lành canh

  14. Tự vẫn
    Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
  15. Gá dươn
    Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Xoắn vó
    Xoắn xuýt, quấn quýt (phương ngữ Huế).
  17. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Châu lụy
    Nước mắt. Xem châu.
  20. Ba Vát
    Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An - một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.
  21. Chun lòn
    Chun: chui. Lòn: luồn (cả hai đều là phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Rỗ
    Bề mặt bị lồi lõm lỗ chỗ. Mặt rỗ thường do nhiều sẹo nhỏ di chứng của bệnh đậu mùa, mụn...gây nên.
  23. Nhẵn, phẳng (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Cán vá
    (Cánh tay) bị khoèo, hơi cong như hình phần cán của cái vá. Dị tật này có thể do bẩm sinh, nhưng thường là do bị té ngã, xương bị gãy mà không chữa trị đúng cách, khiến cho gân bị “cứng” lại ở tư thế cong.
  25. Trì
    Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  27. Tràng sưa sáo rách
    Cái tràng thưa và tấm sáo rách. Chỉ gia cảnh nghèo hèn.
  28. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  29. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).