Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  2. Lọ, nhọ.
  3. Dãi
    Phơi ra, trải ra.
  4. Chàng làng
    Loại chim nhỏ, khá hung dữ, mỏ hình móc câu, khỏe, thường đậu chỗ trống hoặc trên cao. Chim ăn côn trùng, sinh vật nhỏ hoặc chim nhỏ, non, thậm chí ếch nhái, chuột nhỏ. Chúng có tiếng hót khá đa dạng, có thể nhại được tiếng các loài chim khác nên còn gọi là bách thanh điểu.

    Chàng làng vằn

    Chàng làng vằn

  5. Nỏ mần chi
    Chẳng làm gì (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Cu cu
    Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Chàng làng
    Còn được gọi là chim bách thanh, thằn lằn chó, hoặc chim quích. Gồm 12 loài khác nhau, có chiều dài thường từ 19cm đến 25cm. Mỏ hình móc câu, khỏe. Thức ăn là côn trùng, có khi ăn cả chim nhỏ, ếch nhái, chuột nhỏ. Chàng làng có tập tính treo thức ăn lên cành cây hoặc bụi cây có gai. Có người cho rằng chúng làm vậy nhằm để dành thức ăn. Lại có người cho rằng, qua quan sát tỉ mỉ, họ nhận thấy chúng làm vậy chẳng qua theo thói quen, không phải để dành dụm, vì sau đó chúng không động đến những thức ăn đã treo nơi đó. Chàng làng có tiếng hót khá đa dạng, chúng có thể học và nhại lại tiếng hót của một số loài chim khác.

    Chim chàng làng

    Chim chàng làng

  8. Lác chác
    Om sòm, ồn ào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Trim trỉm
    Im lặng, tầm ngầm (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Văn công
    Diễn viên biểu diễn nghệ thuật sân khấu quân đội.
  11. Sáo
    Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.

    Mành sáo

    Mành sáo

  12. Từng
    Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Trống bồng
    Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.

    Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.

    Trống bồng

    Trống bồng

  14. Lập nghiêm
    Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
  15. Chiêng
    Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Đánh chiêng

    Đánh chiêng

  16. Sứ
    Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
  17. Phân thơ
    Bức thư phân chia gia tài, ruộng đất, của sính lễ cho con, cháu.
  18. Đoan ngôn
    Lời cam đoan.
  19. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Bài này có ý nói về bộ phận sinh dục của phụ nữ.
  21. Pháo binh
    Tên một lực lượng trong quân đội, sử dụng các loại vũ khí có độ sát thương cao như đại bác, súng cối, tên lửa...

    Một người lính pháo binh ngày xưa (chữ trên áo là "pháo" 炮)

    Một người lính pháo binh ngày trước (chữ trên áo là "pháo" 炮)

  22. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  24. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  27. Tổ đỉa
    Một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước hoặc ven bờ nước, có nhiều ở vùng đồng chiêm trũng. Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày, mỏng và hình thù lộn xộn, nom có vẻ rất xơ xác, tớp túa (vì bám nhiều bùn đất).
  28. Từ tổ đỉa trong câu này là một loại cây nhưng thường bị hiểu nhầm là nơi ở của con đỉa nên có câu ca dao:

    Rách như tổ đỉa ai ơi
    Là cây mà lại tưởng nơi đỉa nằm